Áp lực học tập đôi khi rất lớn khiến trẻ em cảm thấy chán nản. Khi được hỏi tại sao trẻ không muốn học, câu trả lời luôn thay đổi. Ngược lại phía cha mẹ cũng không biết phải giải thích ra sao để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc học.
Cha mẹ cần biết lý do trẻ đưa ra cho thấy nguyên nhân của việc con chán học từ đâu, từ đó có cách nói chuyện và phương án giải quyết cụ thể.
1. Con cố gắng suốt một thời gian dài rồi mà điểm không cao lên chút nào (kết quả không tốt lên).
Từ khóa: phí công
Ý nghĩa thực sự: con đã cố gắng nhưng chả mang lại điều gì, vậy sao cần cố gắng nữa?
Cha mẹ nên nói:
Khi chúng ta đói, chúng ta ăn một chút, sẽ cảm thấy không đói nữa, nhưng vẫn chưa đủ no. Vì vậy chúng ta phải ăn tiếp, một miếng lại một miếng, từ từ dần dần mới no được.
Học cũng giống như việc ăn, ăn phải từng miếng, miếng này đến miếng khác mà ăn, không thể một miếng mà to lớn, khỏe mạnh được.
Kiến thức của con cũng phải từng chút từng chút. Ăn cơm không được vội, sẽ bị nghẹn. Ăn đến một mức nhất định mới no. Học cũng không thể vội vã, học đến mức độ nhất định, thành tích tự khắc sẽ tốt lên.
2. Con sợ rằng cố gắng rồi cũng không đạt kết quả!
Từ khóa: thất bại
Nguyên nhân sâu xa: sợ thất bại, con người ai cũng sợ thất bại
Cha mẹ nên nói:
Con người chúng ta ai cũng muốn thành công, giống như khi tìm ra đáp án, ai cũng muốn chọn được đáp án đúng.
Để chọn ra được đáp án đúng, trừ khi chọn được chính xác đáp án, còn không chúng ta đều phải lựa chọn vài lần sai mới chọn được cái đúng.
Thực tế mỗi lần thất bại đều giúp chúng ta loại đi được những đáp án sai, những đáp án sai đã được loại đi rồi, thành công liệu còn xa không?
3. Con không kiên trì được. Có thể từ bỏ không ạ?
Từ khóa: kiên trì
Nguyên nhân sâu xa: con không đủ động lực kiên trì theo đuổi.
Cha mẹ nên nói:
Chúng ta cố gắng rất lâu, đều không nhìn thấy kết quả thì sẽ rất buồn, sẽ muốn từ bỏ, nhưng thật sự có đúng là không có kết quả không?
Phải có rất nhiều sự thay đổi về lượng mới có sự thay đổi về chất. Vì vậy sự cố gắng của chúng ta không phải không có kết quả, mà là vẫn đang trong quá trình tích lũy về lượng.
Mỗi lần chúng ta cố gắng đều là đang tích góp sự thay đổi về lượng. Tiếp tục cố gắng nữa, nhất định sẽ có sự thay đổi về chất.
4. Con không dám hỏi thầy cô!
Từ khóa: chủ động
Nguyên nhân sâu xa: thầy cô liệu có vì con hỏi mà cho rằng con dốt không? Thầy cô giảng con vẫn không hiểu phải làm thế nào?
Cha mẹ nên nói:
Mỗi ngày, thầy cô dạy rất nhiều học sinh, không thể đi hỏi tình hình học tập của từng người. Còn thực tế các thầy cô rất muốn biết mình giảng giải thế nào. Vì vậy khi con hỏi, chính là có người phản ánh lại việc giảng dạy, thầy cô sẽ rất vui.
Con chủ động học tập thầy cô vui, chủ động hỏi han, gần gũi thầy cô cũng vui. Đó cũng là tạo cơ hội để thầy cô nhớ đến con, ngược lại là cơ hội để con hiểu rõ bài học, cũng đồng thời hiểu hơn về thầy cô.
5. Con biết hết rồi, không cần phải học nữa!
Từ khóa: kiêu ngạo
Nguyên nhân sâu xa: con hài lòng với kết quả của mình. Người khác cũng hài lòng với con rồi, vì vậy không cần học nữa!
Cha mẹ nên nói:
Mỗi người đều giống như một cái cốc, khi đã nghĩ là mình quá đầy nước rồi, sẽ không thể đổ thêm gì vào. Chỉ khi đổ hết sạch, không còn gì trong cốc, ta mới đổ được nhiều nước vào nhất.
Chỉ có tinh thần khiêm tốn, chúng ta mới học hỏi được nhiều điều.
Khi trẻ mệt mỏi, hãy để con nghỉ ngơi, uống chút nước, ăn chút trái cây để giảm căng thẳng. Đó là điều đơn giản nhất cha mẹ có thể làm để giúp con bớt căng thẳng, có tinh thần tiếp tục học tập.
Bảo AnhBạn đang xem bài viết Cha mẹ phải nói sao khi trẻ kêu chán học? tại chuyên mục Trẻ em của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].