Các nhà khoa học phương Tây cho biết lá chùm ngây sấy khô chứa tới 30% chất đạm và nhiều loại vitamin, khoáng chất hàm lượng cao.
Loại ‘siêu thực phẩm’ cực dễ trồng ở Việt Nam
Cây chùm ngây, hay còn được gọi với các tên khác là bồn bồn, cải ngựa – là một loại rau, đồng thời là vị thuốc quý được lưu truyền lâu đời.
Chùm ngây vốn được coi là loài bản địa của vùng Tây – Bắc Ấn Độ và Pakistan, sau được đưa vào trồng rộng rãi ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Loài cây này cũng phát triển ở nhiều nước Châu Phi.
Ở Việt Nam trước đây cây chùm ngây chủ yếu xuất hiện ở Nam Bộ (từ Quảng Nam trở vào), tuy nhiên, vài năm gần đây, các gia đình tại miền Bắc cũng bắt đầu phát triển trồng và sử dụng loài rau, vị thuốc này.
Điều thú vị là tất cả mọi bộ phận của chùm ngây đều có thể sử dụng được: lá và quả non được dùng để nấu canh, trong khi hạt, quả, hoa và rễ cây đều có thể dùng như các vị thuốc. Không ngoa khi nói rằng chùm ngây thực sự là ‘siêu thực phẩm’.
Loài cây này có độ cao từ 5m trở lên, thậm chí có thể cao đến 10m nếu được trồng lâu năm trên đất tốt. Điều đặc biệt của loài cây này là rất dễ trồng, có thể thích nghi trên nhiều loại đất và cây có đặc tính chống côn trùng nên ít khi bị sâu bệnh.
Lá cây chùm ngây có hàm lượng dinh dưỡng cao. Sau khi thu hoạch và sấy khô, chúng có chứa 30% protein, tất cả các axit amin thiết yếu, nhiều vitamin và khoáng chất.
Theo y học dân gian Việt Nam, cành non, lá non hoặc bánh tẻ của cây chùm ngây có có thể luồn ăn để kích thích tiêu hóa. Lá non dùng riêng hoặc phối hợp với các dược liệu khác có tác dụng lợi sữa.
Lá chùm ngây già phơi khô, sắc uống có tác dụng lợi tiểu. Dầu ép từ hạt chùm ngây pha loãng dùng xoa bóp có thể chữa được bệnh tê thấp.
Cơ chế chữa bệnh ung thư, tiểu đường và béo phì của chùm ngây
Carrie Waterman, nhà nữ khoa học tại Đại học California (Hoa Kỳ) mới đây đã công bố bài báo khoa học nghiên cứu tác dụng của cây chùm ngây trong điều trị các bệnh mãn tính như ung thư, béo phì và tiểu đường.
Theo bà Carrie Waterman, trong lá cây chùm ngây có một số hợp chất chống viêm giúp điều trị một số bệnh mãn tính.
Nhà khoa học này đã tiến hành nhiều nghiên cứu để chứng minh rằng: chùm ngây có thể điều trị các bệnh ung thư, tiểu đường hoặc béo phì.
Theo bà, khi chúng ta bị bệnh hoặc có một tình trạng sức khoẻ cơ bản như ung thư, tiểu đường hoặc béo phì, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng quá mức và gây viêm mãn tính. Sự sưng tấy liên tục này làm cho cơ thể mất cân bằng vì nó luôn ở trong chế độ ‘chiến đấu’.
Trong khi viêm cấp tính có thể hồi phục (như khi bạn bị đứt tay – các tế bào bạch huyết sẽ phát triển thành mủ, sau đó mủ khô, vết thương liền thành sẹo) thì viêm mãn tính có thể gây hại đến sức khoẻ.
Khi viêm mãn tính, hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn luôn hoạt động quá mức. Viêm mãn tính khiến cho quá trình tạo đường trong cơ thể bị hỗn loạn và tạo ra độc tố trong cơ thể.
Hợp chất Phytochemicals từ cây chùm ngây có thể giúp làm giảm tình trạng viêm này.
Chất Phytochemicals tạo ra vị đắng trong cây chùm ngây, cũng được tìm ra trong bông cải xanh, bắp cải và rau rocket.
Chế phẩm từ cây chùm ngây như bột lá chùm ngây, tinh dầu chùm ngây… được rao bán rộng rãi trên trang web bán hàng trực tuyến Amazon và luôn luôn được đặt mua với lượng lớn.
Người dân các nước Châu Âu, Mỹ coi chùm ngây là một thành phần bổ sung dưỡng chất và hương vị cho nhiều món ăn hàng ngày.
Do không dễ để trồng cây chùm ngây ở các nước ôn đới, nên người dân ở các nước này chủ yếu sử dụng bột từ lá chùm ngây. Bột khô có thể được thêm vào cháo, sữa chua, trà… như một loại thảo dược quý giá.
Nhiều khách hàng yêu thích vị đắng từ lá chùm ngây còn lựa chọn uống loại lá này khi được phơi khô thay cho trà, hoặc sử dụng viên nang chùm ngây để tăng cường sức khỏe.
Trong khi hoàn toàn có thể trồng loại siêu thực phẩm này trong vườn nhà, bạn hãy trồng và kiểm nghiệm tác dụng kỳ diệu của nó.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Cây chùm ngây ‘cháy hàng’ trên Amazon nhưng lại mọc như cây dại ở Việt Nam tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].