Căn bệnh nguy hiểm danh hài Chí Tài mắc trước khi qua đời

Danh hài Chí Tài qua đời đột ngột ngày 9/12 do đột quỵ, trước đó nam diễn viên có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Chiều 9/12, người hâm mộ trong và ngoài nước bàng hoàng trước thông tin danh hài Chí Tài qua đời đột ngột. Nguồn tin từ người thân cho biết nam diễn viên Chí Tài bị đột quỵ, được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Trước đó nam danh hài Chí Tài có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

  Danh hài Chí Tài có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Danh hài Chí Tài có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

GS.TS Trần Hữu Dàng – Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam cho biết, trong 10 năm gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng tăng nhanh và dần trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Các biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm, có thể để lại những hậu quả nặng nề tới mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim mạch, thần kinh, não, thận...

Đái tháo đường (hay tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng của insulin không hiệu quả dẫn đến hậu quả làm tăng đường trong máu gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh đái tháo đường hiện nay có thể coi là một loại bệnh dịch toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành bị bệnh trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đường, chiếm (8,8% dân số thế giới).

Ở nước ta theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045.

Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 70% người mắc không biết mình bị bệnh và đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Có 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới có chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.

Trong khi đó, đái tháo đường thực sự là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Theo tiến triển của bệnh ĐTĐ mà không kiểm soát tốt thì các tổn thương biến chứng đến rất nhanh. Các biến chứng trên mạch máu như tai biến mạch máu não, tổn thương cơ tim, tổn thương mạch máu vi thể (bệnh thận) và các nguy cơ của tiến triển giai đoạn cuối là chạy thận nhân tạo, các tổn thương trên mắt (mù lòa) không do chấn thương.

Do đó, theo lời khuyên của các bác sĩ, người dân cần đi khám để phát hiện sớm các dấu hiệu của tiền đái tháo đường. Nếu bị tiểu đường cần tuân thủ theo việc sử dụng thuốc cũng như chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao theo hướng dẫn của bác sĩ.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính