Không có nhiều kinh phí hay vì thời gian gấp rút mà nhiều bộ phim tạo ra những tình huống dở khóc dở cười, nhưng cũng nhờ thế mà thành xu thế phim "càng nghèo càng nổi".
Cẩm Y Chi Hạ
Cẩm Y Chi Hạ là một trong những bộ phim thuộc "nhà nghèo vượt khó" với kinh phí ít ỏi. Phim được quay năm 2017 và ra cuối tháng 12/2019, nhưng kỹ xảo bị đánh giá là "3 xu" như thời Tôn Ngộ Không.
Nhưng bù lại là diễn xuất cùng nhan sắc của Nhậm Gia Luân, Đàm Tùng Vận giúp phim ghi điểm và vẫn nổi như cồn.
Khán giả bình luận: "Xem ra đoàn phim nghèo lắm, ngay cả rừng cũng phải làm giả cơ đấy."
"Đúng là đoàn phim nghèo đến mức chỉ còn diễn xuất và nhan sắc kéo lại".
Mới đây, các cư dân mạng còn soi ra trong một cảnh hậu trường, đoàn phim Cẩm y chi hạ đã phải dùng phông xanh bị rách để làm kỹ xảo khiến khán giả vừa thương vừa buồn cười.
Vì đoàn phim nghèo nên không có nhiều kinh phí thuê diễn viên quần chúng, nhìn kỹ thì thấy hình ảnh các đại thần ở hai bên là hình đối xứng nhau, dùng hậu kỳ để nhân số lượng quần chúng.
Thái Tử Phi Thăng Chức Ký
Nói đến đoàn phim nghèo thì không thể không kể tới Thái Tử Phi Thăng Chức Ký, bộ phim webdrama gây chú ý nhất màn ảnh vào cuối năm 2015, đầu năm 2016.
Lúc bấy giờ, bộ phim toàn là các diễn viên trẻ ít danh tiếng. Vì không có kinh phí và khả năng mượn hàng hiệu, các diễn viên chủ yếu chỉ dùng hàng nhái, hàng giá rẻ trên mạng, mua vải màn hay vải rèm cửa về để may phục trang.
Trang phục, phụ kiện của các diễn viên được đặt mua trên Taobao với giá chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Bộ trang phục của Thái tử phi thực chất là bộ váy được dùng khi đi biển.
Những đôi xăng đan khiến người xem bật cười khi xem phim. Đạo diễn chia sẻ đây là nhưng đôi dép được đặt mua trên mạng.
Tuy trang phục của nữ chính trông khá chắp vá nhưng cũng được thay đổi nhiều bộ, trong khi đó, trang phục của các phi tử từ đầu phim không được thay đổi.
Cả phim chỉ có hai bối cảnh chính, quay cảnh khác nhau thì sẽ được sơn màu sắc khác nhau để tạo sự khác biệt.
Đạo diễn không có tiền thuê nhiều đạo cụ nên ekip thường phải quay với phim trường trống không hoặc tự bỏ sức ra để thực hiện.
Cả đoàn phim có 5 chiếc bình nhỏ này, được sử dụng rất nhiều lần trong nhiều cảnh khác nhau.
Vàng bạc châu báu do 4 vị phi tử quyên góp trong phim toàn là hàng rởm bằng nhựa. Đã vậy, đoàn phim còn chiếu cận cảnh, lộ rõ mấy cái lỗ phía dưới nén bạc giả.
Vua ra trận mà binh lĩnh chỉ lèo tèo vài chục người.
Dù "nghèo rớt mùng tơi", Thái Tử Phi Thăng Chức Ký vẫn trở thành bộ phim hot thu hút nhiều người xem nhất trên mạng Trung Quốc.
Song Thế Sủng Phi
Song Thế Sủng Phi có thể được coi là "hậu duệ" của Thái Tử Phi Thăng Chức Ký với thành tích xem online vô cùng ấn tượng.
Tuy nhiên kinh phí sản xuất của phim lại vô cùng hạn hẹp, ngay cả những vật dụng trong phim cũng được tối giản hết mức có thể.
Đôi dép bông nữ chính đi trong phim chỉ có giá 10 nhân dân tệ (hơn 33.000 đồng).
Trang phục của các diễn viên tuy không tới mức "te tua" như Thái Tử Phi Thăng Chức Ký nhưng vẫn khá đơn giản.
Mũ đội đầu của nữ chính được trang trí từ hoa nhựa.
Lừa Hoàng Đế Về Hiện Đại
Đây là webdrama cổ trang ra mắt khán giả vào cuối năm 2014. Nội dung xoay quanh cô gái Phùng Phong xuyên không về cổ đại, trở thành phi tử của hoàng đế Lý Hoan, có mối tình tay ba rắc rối với Lý Hoan và quốc sư Già Diệp.
Cả đoàn phim chỉ có chừng này diễn viên.
Đồ trang sức được dùng làm vật đính ước trong phim là hàng đồng giá 1 nhân dân tệ (hơn 3.300 đồng).
Trâm cài mượn từ đoàn phim bên cạnh.
Cống phẩm Tây Vực là quả chuối.
Hoàng cung chỉ có một công công hầu hạ, ngự lâm quân cũng chỉ có 7 người, cả một ngôi chùa lớn chỉ có 2 vị sư, hoàng đế chỉ có 2 vị phi tử.
Đồ ăn của hoàng thượng được lấy tạm từ cơm hộp của cả đoàn làm phim.
Tuy nghèo nhưng Lừa hoàng đế về hiện đại vẫn được khán giả đón nhận nồng nhiệt, cái nghèo của đoàn phim còn được mọi người đem ra bàn luận hăng say.
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Cẩm Y Chi Hạ và những đoàn phim 'nghèo nhất Trung Quốc', xem mà vừa thương vừa buồn cười tại chuyên mục Giải trí của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].