Khi con con nhỏ và đang cố gắng học cách quản lý cảm xúc - con không thể thể hiện chính xác những gì mình cảm thấy. Thay vào đó, con tức giận, ném đồ đạc, gào thét, la hét hoặc rên rỉ. Đây là cách mà một đứa trẻ giao tiếp với chúng ta.
Lúc này, con cần trấn tĩnh lại và được hướng dẫn để bày tỏ cảm xúc của mình một cách làm mạnh. Nhưng thực tế thì nhiều đứa trẻ lại bị quát nạt, đánh phạt vì điều này.
Khi người lớn làm như vậy, chúng ta huấn luyện cho con việc KHÔNG BỘC LỘ CẢM XÚC. Không được than vãn. Không được phàn nàn. Cảm xúc của con là sai. Hãy yên lặng.
Đến một thời điểm (và sẽ nhanh thôi), trẻ ngừng bày tỏ cảm xúc với cha mẹ khi chúng ta nói đi nói lại với con chúng ta không muốn nghe điều đó. Con tự giải quyết mọi thứ một mình. Tự ngồi tại chỗ, một mình trong phòng, trong góc nhỏ nào đó.
Khi con lớn lên, trở thành thanh thiếu niên, chúng ta lại mong con an toàn, tin tưởng khi nói chuyện với chúng ta. Con phải chia sẻ, phải nói ra những câu chuyện hay vấn đề của mình. Nhưng trong tiềm thức, con có suy nghĩ ngược lại bởi vì đó là những gì con đã được học khi còn nhỏ.
Hãy con phép con được cảm nhận và trải qua những cảm xúc khác nhau. Cho con biết cảm xúc của con là có giá trị, là đáng quan tâm dù có nhỏ nhặt tới đâu. Cho con biết rằng con đang được lắng nghe.
Những từ chối cảm xúc từ quá sớm đã được chứng minh là có liên quan tới chia tay, đổ vỡ, các vấn đề tình dục hoặc thậm chí là trầm cảm sau này.
Hãy cho con biết chúng ta luôn ở đó, lắng nghe và chính là một NƠI AN TOÀN của con.
Linh Phan/ Parenting Coach
Bạn đang xem bài viết Cafe sáng: Cảm xúc của trẻ em dạy cho người lớn điều gì? tại chuyên mục Sống chậm của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].