Stress là một trong những tác nhân xấu ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà không ai trong thời hiện đại có thể tránh khỏi.
Người Nhật lại một lần nữa khiến thế giới kinh ngạc với những phương pháp chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả của mình.
Nguyên lý của phương pháp nắm bóp ngón tay
Nắm bóp một ngón tay nhất định có thể giúp bạn đẩy lùi nhiều bệnh tật hoặc trạng thái tâm lý tiêu cực.
Để hiểu hơn về phương pháp này, bạn cần biết mỗi ngón tay có liên hệ với cảm xúc gì.
Ngón cái: Lo lắng, sợ hãi, căng thẳng
Ngón trỏ: Sợ hãi
Ngón giữa: Tức giận
Ngón nhẫn: Buồn bã, trầm cảm, phân vân
Ngón út: Bi quan, thiếu năng lượng, lo lắng
Lời giải thích về mặt khoa học là bàn tay được nối trực tiếp với não bộ, đặc biệt là khu vực cảm xúc.
Ngoài ra, cách điều khiển cảm xúc bằng ngón tay này dựa trên nghệ thuật của người Nhật có tên gọi ‘Jin Shin Iyutsu’, nghĩa là ‘nghệ thuật của sự hạnh phúc’.
Cách thực hiện
Để thực hiện, bạn cần xòe một bàn tay, dùng ngón trỏ và ngón cái của tay kia nắm lấy ngón tay (ứng với trạng thái của bạn) ở bàn tay đang xòe.
Hoặc, bạn có thể dùng bàn tay còn lại nắm lấy ngón tay của bàn tay đang xòe rồi giữ từ 30 giây – 1 phút.
Cách này không chỉ giúp bạn giảm căng thẳng và các vấn đề về cảm xúc mà còn giảm nhiều triệu chứng bệnh lý khác.
Ví dụ, nắm bóp ngón cái giúp giảm các bệnh về dạ dày, lá lách, đau đầu, rối loạn da.
Ngón trỏ có liên quan trực tiếp đến thận, bàng quang, đau cơ bắp và các vấn đề tiêu hóa.
Khi gặp vấn đề về túi mật, gan, đau bụng hoặc đau đầu khi có kinh nguyệt, mắt kém, tuần hoàn máu kém hoặc mệt mỏi, hãy nắm bóp ngón giữa.
Nắm bóp ngón nhẫn giúp giảm các bệnh về trực tràng và phổi, tiêu hóa hoặc hệ hô hấp (đặc biệt là hen).
Ngón út ảnh hưởng đến tim, đường ruột và xương.
Ngoài ra, cách đơn giản hơn để đẩy lùi căng thẳng là xòe một bàn tay rồi lấy ngón cái của bàn tay kia ấn giữ vào huyệt chính giữa bàn tay ít nhất một phút.
Cùng xem video dưới đây để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết Cách xoa bóp ngón tay chữa được bách bệnh của người Nhật tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].