Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cách thay tro bát nhang ngày Tết để giữ tài lộc cho gia đình

Bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang và thay tro bát hương là những việc cần làm khi một năm cũ sắp qua. Việc gia chủ cần hiểu đúng về thay tro bát hương để có được một năm mới đẹp cả về công danh, sự nghiệp và gia đình hạnh phúc.

Những ngày trước tết là thời điểm lí tưởng để các gia đình tiến hành bao sái ban thờ, sửa sang nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều may mắn, bình an. Trong bao sái ban thờ thì việc rút tỉa chân nhang, thay tro bát hương là điều cần chú ý hơn cả bởi việc làm này thể hiện sự chu đáo của gia chủ trong việc thờ cúng gia tiên tiền tổ.

Nên thay tro bát hương vào dịp nào?

Thông thường, người ta sẽ tiến hành thay tro bát hương, rút tỉa chân nhang vào khoảng thời gian từ 23 cho đến 29 tháng chạp. Đây là thời điểm thích hợp nhất bởi Táo quân lúc này đang vắng nhà, khi ông trở về thấy ban thờ sạch sẽ sẽ hài lòng hơn và phù hộ cho cả gia đình.

Tuy nhiên, quan niệm thay tro bát hương cũng như rút tỉa chân nhang ở mỗi vùng miền lại khác nhau. Một số nơi quan niệm, ban thờ cũng như bát hương cần được lau dọn thường xuyên chứ không phải chờ cho tới lễ tết mới dọn dẹp.

cach-thay-tro-bat-nhang-ngay-tet-de-giu-tai-loc-cho-gia-dinh

Thay tro bát nhang là việc nên làm vào dịp cuối năm

Theo ý kiến của một số chuyên gia phong thủy, gia chủ vẫn chỉ nên tiến hành thay tro bát hương cũng như rút tỉa chân nhang vào dịp cuối năm sau ngày hăm ba tháng chạp để tránh động bát hương ảnh hưởng không tốt đến phúc lộc của cả gia đình.

Người thay tro bát hương là ai?

Quan niệm của người xưa cho rằng, người thay tro bát hương phải là người cao minh. Tuy nhiên, điều này không thật cần thiết, bởi cứ là người trong gia đình thì ai cũng có thể làm được miễn là có tấm lòng thành và chân tay sạch sẽ.

Bên cạnh đó, nếu thuê thầy cúng về rất dễ xảy ra một số rủi ro không đáng có như đặt bùa hay hạt nhựa làm mất đi sự linh thiêng.

Khi thay tro bát hương, rút tỉa chân nhang nên để lại mấy cây?

Trên thực tế, gia chủ rút tỉa chân hương không nên rút hết mà để lại khoảng từ 3 - 5 cân là đẹp nhất. Đây là số biểu trưng cho tính Dương, Dương thờ Âm là vô cùng hài hòa. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyên nên để lại 5 cây hương bởi nó là biểu trưng cho chữ sinh trong hệ tuần hoàn sinh - lão- bệnh - tử - sinh.

Thay tro bát hương cần lưu ý điều gì 

Rất nhiều gia chủ hiểu sai cách thay tro bát hương. Khi thay tro, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tránh đổ tro ra cùng một lúc mà hãy dùng thìa rồi múc lần lượt từng chút tro ra một để không bị hao tán tài sản. Khi đổ thì như vậy nhưng lúc cho tro vào nhớ đổ liền cùng lúc nhé như thế mới tốt cho đường tài lộc.

- Phần tro cũ và tro đốt chân hương nên đem thả ra sông suối để mát mẻ, thanh thoát.

- Lưu ý, khi đổ tro mới vào, gia chủ nên đốt 7 đồng tiền vàng với bát hương thờ phật và 3 đồng tiền vàng bới bát hương thờ tổ tiên rồi hơ quanh. Khi tờ tiền cháy được một lửa thì mới thả vào bát hương.

Đặc biệt, tro bát hương phải là tro được đốt từ rơm nếp mới.

Xem thêm:

H.G

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính