Bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018
Lời khấn cúng giao thừa trong nhà Tết nguyên đán trên ban thờ Thần linh Gia tiên:
Con lạy Chư Phật mười phương (3 vái).
Con lạy ngài Thiên quan Hành khiển năm Đinh Dậu.
Con lạy quan Thần linh Thổ công, Thần long mạch… cai quản vùng chúng con ở.Con lạy ông bà Tổ tiên dòng họ… Nay đã là giờ giao thừa năm Đinh Dậu 2017 chuyển sang năm mới Mậu Tuất 2018, Tín chủ chúng con là… (họ tên chồng), phu thê… (họ tên vợ) cùng con cháu trong nhà có chút lễ mọn cùng mâm cơm rượu xin thành tâm kính dâng:
- Ngài Thiên quan Hành khiển năm Đinh Dậu,
- Các vị Thần linh khu vực, Thần linh tại gia, Thần long mạch… cai quản vùng chúng con ở,
- Ông Bà tổ tiên dòng họ….Chúng con xin có lời chúc mừng năm mới đến các Thiên quan, Tôn quan và Ông Bà tổ tiên dòng họ...
Cúi xin các vị hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia đình chúng con.
Chúng con có quần áo giày mũ kính dâng ngài Thiên quan hành khiển năm nay và các vị Tôn quan.
Cúi xin trong năm mới này ngài Thiên quan Hành khiển, các vị Tôn thần, ông bà tổ tiên phù hộ cho chúng con, chỉ cho đường đi nước bước để được luôn luôn khỏe mạnh, bình an, con cháu làm ăn phát đạt, học hành tấn tới, gặp nhiều may mắn. (Muốn cầu gì cụ thể nữa thì kể ra).
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được chứng giám và phù hộ độ trì.
Xin kính lạy (3 lần 3 vái).
Lễ khấn cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 gồm những gì?
Lễ khấn cúng giao thừa 30 Tết được xem là một lễ cúng truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời là thời điểm thiêng liêng mà mỗi gia đình đều thực hiện vào đêm 30 Tết chờ đón khoảnh khắc bắt đầu một năm mới tạm biệt năm cũ. Chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 là việc mọi người đều phải chuẩn bị. Vậy, mâm cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 gồm những gì?
Đồ lễ khấn cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 gồm các thứ cúng chay và cúng mặn.
Lễ mặn cúng giao thừa trong nhà Tết Nguyên đán có thể là chân giò luộc, chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, thêm quần áo giày mũ cho ngài Thiên quan hành khiển năm Đinh Dậu và các Thần linh, Thần Long mạch, mỗi vị 1 bộ (thực ra đây chỉ là tượng trưng thôi, chứ không thật).
Cỗ ngọt và chay cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 gồm hương, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác. Tất cả đặt trên bàn thờ trong nhà.
Ba ngày tết thắp hương nến liên tục (dùng hương vòng). Cứ mỗi sáng lại một lần thay nước và thắp 1 nén hương cho mỗi bát hương. Sau ngày mồng 3 tết thì hoá vàng. Đến đây là hết lễ đầu năm mới.
Cúng giao thừa trong nhà Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 lúc nào mới đúng?
Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đây vừa là thời điểm tiễn năm cũ vừa là lúc mọi người đón năm mới và cầu sự may mắn, bình an sẽ đến.
Tuy nhiên, vấn đề cúng giao thừa trong nhà Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 lúc nào mới đúng thì không phải ai cũng biết. Nhiều người cho rằng đến thời điểm giao thừa (12 giờ đêm hay còn gọi là 0 giờ 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng giao thừa như vậy là chưa đúng nghi lễ.
Về vấn đề này, Chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội) cho hay, trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục đích là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết. Vì vậy, cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 nên cúng vào giờ Tý giao thừa (23- 1h), khoảng 23h15 ngày 30 Tết.
Bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 chuẩn nhất không phải ai cũng biết
Cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 cần lưu ý
Giữ hương vòng cháy liên tục 3 ngày đêm. Cuối ngày Mồng 3 Tết thì cúng hóa vàng, kết thúc việc cúng đầu năm mới.
Xem thêm:
Nguyễn NgọcBạn đang xem bài viết Bài văn khấn cúng giao thừa trong nhà Tết Mậu Tuất 2018 và lưu ý quan trọng tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].