Cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết để thực phẩm luôn thơm ngon

Sau Tết thường dư thừa nhiều loại thực phẩm như bánh chưng, giò, chả, thịt đông… Vậy cần bảo quản thực phẩm thừa này như thế nào để vẫn giữ được vị thơm ngon?

Theo hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm, với thời tiết mùa xuân nồm ẩm, các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh chưng, giò, chả, thịt đông… rất dễ bị hư hỏng. Vì vậy, cần bảo quản thực phẩm này cẩn thận, tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm sau Tết.

Với bánh chưng, mọi người thường quan niệm là bánh chưng không nên bảo quản trong tủ lạnh vì dễ bị lại gạo (cứng). Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng thì có thể bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần còn lại thì dùng màng che thực phẩm bao kín.

Lưu ý là khi lấy bánh trong tủ lạnh ra cần luộc, hấp lại hoặc rán trước khi ăn. Nên hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu/mỡ) vào trong khẩu phần ăn hàng ngày không có lợi cho sức khỏe.

Đối với những chiếc bánh bị mốc trắng, lên men mùi chua… tốt nhất là không nên ăn vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.

Thực phẩm thừa sau Tết cần được bảo quản đúng cách để vẫn giữ được vị thơm ngon mà không gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Thực phẩm thừa sau Tết cần được bảo quản đúng cách để vẫn giữ được vị thơm ngon mà không gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Với các loại giò chả như giò lụa, giò bò, giò tai, giò xào... đều nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C để thực phẩm được an toàn và giữ được lâu hơn.

Khi được bảo quản đúng cách, giò chả sẽ giữ được 4 - 6 ngày nếu để ngăn mát, thậm chí có thể giữ được khoảng 10 ngày nếu để ở ngăn đá. Giò lụa khi lấy ra khỏi ngăn đông cần để ở nhiệt độ phòng khoảng 4 giờ hoặc chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ. Nếu muốn sử dụng ngay, thì rã đông nhanh bằng cách bọc giò lụa vào bọc nilon, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ.

Còn với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ, vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bảo quản thực phẩm như vậy sẽ giúp giữ được hương vị đặc trưng của món thịt đông, vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm sau Tết:

  • Nên phân loại, đặt các thực phẩm vào các khu vực riêng một cách khoa học như: trứng, pho mát, sữa... các thực phẩm nhẹ vào ngăn trên cùng, ngăn tiếp theo nên đặt thực phẩm đã qua chế biến như bánh chưng, thịt kho, mắm các loại... Với rau củ quả nên cho vào bao, bọc kín và đặt vào ngăn kế tiếp...
  • Nên ăn các loại thực phẩm đã mua trước, tuyệt đối tránh đông lạnh các thực phẩm sau khi đã dã đông.
  • Tủ lạnh được sử dụng để lưu trữ thực phẩm cũng là nơi tích tụ lượng vi khuẩn cực cao. Do đó, cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn, hạn chế sự hư hỏng của thực phẩm.
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính