Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Các tác hại của nhiễm độc thủy ngân và cách phòng ngừa

Nhiễm độc thủy ngân gây tổn thương cho gan, não, phổi, thần kinh... Chúng ta có thể bị nhiễm độc thủy ngân thông qua ăn uống, ô nhiễm môi trường gây hại nghiêm trọng cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về các tác hại của thủy ngân và cách phòng tránh qua bài viết này nhé!

1 Nhiễm độc thủy ngân thường do nguyên nhân nào?

Một số nguồn phơi nhiễm thủy ngân phổ biến bao gồm:

  • Từ hải sản: Ăn hải sản bị nhiễm thủy ngân là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tích tụ thủy ngân trong cơ thể. Nếu ăn với số lượng lớn có thể làm tăng lượng thủy ngân trong cơ thể bạn.
  • Đèn huỳnh quang, bóng đèn năng lượng thấp và pin: Trong thành phần của mỗi bóng huỳnh quang chứa ít hơn 5 mg thủy ngân. Khi bị vỡ, thủy ngân sẽ bốc hơi, bạn có thể sẽ hít phải thủy ngân hoặc tiếp xúc qua da.
  • Nhiệt kế thủy ngân: Thủy ngân nguyên chất có trong nhiệt kế, khi bị vỡ sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho bạn nếu bạn hít phải hơi thủy ngân và tiếp xúc qua da.
  • Trám răng: Trám răng màu trắng hiện nay không chứa thủy ngân nhưng miếng trám amalgam có chứa thủy ngân. Khi thay thế và lấy ra khỏi răng sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với thủy ngân do hít phải hơi thủy ngân và nuốt phải các mảng amalgam.

Bóng đèn huỳnh quang bị vỡ là một nguồn gây nhiễm độc thủy ngân

Bóng đèn huỳnh quang bị vỡ là một nguồn gây nhiễm độc thủy ngân

2 Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân

Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng thần kinh như:

  • Hồi hộp hoặc lo lắng.
  • Khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng.
  • Tê liệt.
  • Vấn đề về trí nhớ.
  • Trầm cảm.
  • Run rẩy về thể chất.

Ngoài ra, khi nồng độ thủy ngân trong cơ thể tăng cao sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ phơi nhiễm của mỗi người. Người lớn bị ngộ độc thủy ngân có thể gặp các triệu chứng như:

  • Yếu cơ.
  • Có vị kim loại trong miệng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Không có cảm giác ở tay, mặt hay các bộ phận khác.
  • Thay đổi về thính giác, thị lực hoặc lời nói.
  • Khó khăn khi đi đứng.

Trẻ em bị ngộ độc thủy ngân có các biểu hiện triệu chứng như sau:

  • Khả năng vận động suy giảm.
  • Khó khăn khi học nói hoặc hiểu ngôn ngữ.
  • Gặp vấn đề về sự phối hợp tay-mắt.
  • Không nhận thức được môi trường xung quanh.

Trẻ bị nhiễm độc thủy ngân có thể sẽ gặp khó khăn khi học nói

Trẻ bị nhiễm độc thủy ngân có thể sẽ gặp khó khăn khi học nói

Xem thêm: Dấu hiệu nhiễm độc thuỷ ngân bạn cần biết

3 Tác hại của nhiễm độc thủy ngân

Với tất cả mọi người

Tất cả các dạng thủy ngân đều rất độc hại. Tùy thuộc vào số lượng, việc tiếp xúc với thủy ngân có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, thận, gan và hệ miễn dịch của con người.

Khi các dụng cụ chứa thủy ngân bị vỡ, không được xử lý đúng cách có thể làm thủy ngân bay hơi. Nếu hít phải, hơi thủy ngân sẽ theo hệ hô hấp vào máu gây hại cho hệ thần kinh, phổi và thận.

Nhiễm độc thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh

Nhiễm độc thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh

Với phụ nữ mang thai

Việc tiếp xúc với thủy ngân từ khi còn trong bụng mẹ (có thể là do người mẹ ăn cá và động vật có vỏ có chứa methylmercury) gây ảnh hưởng xấu đến não và hệ thần kinh đang phát triển của em bé.

Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ đã ước tính rằng mỗi năm có khoảng 60.000 trẻ em được sinh ra ở đất nước này với các vấn đề tổn thương thần kinh vĩnh viễn, không thể chữa khỏi do tiếp xúc với thủy ngân trước khi sinh.

Thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhạy cảm khi tiếp xúc với thủy ngân gấp 4 đến 5 lần so với người lớn. Hàm lượng thủy ngân cao có thể làm suy giảm sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, bao gồm các khả năng vận động, học tập và trí nhớ.

Một lời khuyên của các chuyên gia dành cho phụ nữ mang thai, có thể mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 14 tuổi chỉ nên ăn một bữa cá nước ngọt mỗi tuần.

Mẹ đang có thai tiếp xúc với thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng xấu đến não của trẻ

Mẹ đang có thai tiếp xúc với thủy ngân sẽ gây ảnh hưởng xấu đến não của trẻ

Với trẻ em dưới 14 tuổi

Bộ não và hệ thần kinh đang phát triển của trẻ em rất nhạy cảm với thủy ngân và có thể bị tổn hại không phục hồi. Trẻ em có thể tiếp xúc với methylmercury khi ăn một số loại cá hoặc nếu mẹ đang mang thai ăn cá nhiễm thủy ngân trước khi sinh.

Việc vỡ các sản phẩm có chứa thủy ngân như nhiệt kế dùng trong gia đình và trường học cũng có thể dẫn đến phơi nhiễm thủy ngân ở trẻ.

Bộ não và hệ thần kinh của trẻ nhiễm độc thủy ngân có thể tổn hại không phục hồi

Bộ não và hệ thần kinh của trẻ nhiễm độc thủy ngân có thể tổn hại không phục hồi

4 Các bệnh viện uy tín

Một khi thủy ngân tiếp xúc với cơ thể sẽ được hấp thu hoàn toàn vào máu phân phối tới toàn bộ mô bao gồm não, gan, thần kinh, thận... Các dấu hiệu điển hình khi bị nhiễm độc thủy ngân:

  • Tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân.
  • Sốt, ớn lạnh, khó thở sau vài giờ hít phải hơi thủy ngân.
  • Choáng váng, nôn, đau bụng, co giật, viêm ruột, viêm miệng.

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân bạn nên đến ngay trung tâm cấp cứu và chống độc tại các bệnh viện để được thăm khám kịp thời. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

  • TP.HCM: Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115.
  • Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Hữu Nghị.

Nôn là dấu hiệu điển hình của nhiễm độc thủy ngân

Nôn là dấu hiệu điển hình của nhiễm độc thủy ngân

5 Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thủy ngân

Dùng năng lượng sạch không đốt than

Đốt than để lấy năng lượng và nhiệt là nguồn nhiễm độc thủy ngân. Than có chứa thủy ngân, các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm sẽ được thải ra khi than được đốt trong các nhà máy điện đốt than, nồi hơi công nghiệp và bếp lò gia đình.

Đốt than để lấy năng lượng và nhiệt là nguồn nhiễm độc thủy ngân

Đốt than để lấy năng lượng và nhiệt là nguồn nhiễm độc thủy ngân

Hạn chế dùng các sản phẩm chứa thủy ngân

Thủy ngân có trong nhiều trong các sản phẩm: pin, các thiết bị đo lường (chẳng hạn như nhiệt kế), công tắc điện, đèn huỳnh quang, amalgam nha khoa (để trám răng), mỹ phẩm và sản phẩm làm sáng da, dược phẩm.

Để tránh bị nhiễm độc thủy ngân, bạn nên hạn chế sử dụng cũng như tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng và sản phẩm này, bằng cách cụ thể:

  • Thay thế nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử.
  • Sử dụng bóng đèn LED thay cho bóng đèn huỳnh quang.
  • Tránh mua các thiết bị điện tử cũ có thể chứa thủy ngân.
  • Không sử dụng pin chứa thủy ngân.
  • Tránh mua các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da có chứa thủy ngân.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, bạn xử lý đúng cách các rác thải chứa thủy ngân, như:

  • Không vứt rác thải chứa thủy ngân vào thùng rác thông thường.
  • Liên hệ với cơ quan chức năng địa phương để được hướng dẫn cách xử lý an toàn.

Pin chưa rất nhiều chất hóa học gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người

Pin chưa rất nhiều chất hóa học gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người

Một số biện pháp khác

Một số biện pháp khác phòng tránh nhiễm độc thủy ngân: loại bỏ việc khai thác và sử dụng thủy ngân trong khai thác vàng và các quy trình công nghiệp khác, hạn chế sử dụng thủy ngân trong vắc xin và dược phẩm... .

Hạn chế sử dụng thủy ngân trong dược phẩm

Hạn chế sử dụng thủy ngân trong dược phẩm

Xem thêm:

  • Hướng dẫn xử lý khi bị ngộ độc thuỷ ngân
  • Những loại cá chứa hàm lượng thuỷ ngân cao cần hạn chế sử dụng

Nhiễm độc thủy ngân dẫn đến các tác hại nguy hiểm đến hệ thần kinh, gan, não... Nếu phát hiện bản thân đang có các dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân sau khi tiếp xúc hoặc hít phải thủy ngân, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính