Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, việc biểu đạt cảm xúc, ý kiến của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên việc nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa khó khăn. Bởi vậy, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu viêm tai giữa qua bài viết dưới đây để kịp thời điều trị.
Tổng quan bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng ống eustachian - ống hẹp nối từ tai giữa đến phía sau cổ họng hoạt động không tốt, xuất hiện các biểu hiện sưng và tắc nghẽn. Khi đó, áp suất không khí trong tai bị hưởng và chất lỏng sẽ tích tụ trong tai giữa gây nên các nhiễm trùng kèm theo khả năng nghe suy giảm.
Nhiễm trùng tai giữa thường do vi khuẩn hoặc virus. Thông thường, khi bạn mắc phải các bệnh như cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp trên sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh di chuyển vào tai giữa thông qua ống eustachian.
Nhiễm trùng tai chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là ở giai đoạn từ 2 tháng đến 8 tuổi. Ở người lớn, vẫn có nguy cơ bị viêm tai giữa tuy nhiên các biến chứng ít xảy ra hơn. Bởi vậy, việc nhận biết được viêm tai giữa là rất cần thiết cho mọi người , .
1 Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn
Các triệu chứng của viêm tai giữa ở người lớn thường khởi phát nhanh sau các cơn cảm lạnh:
- Đau tai.
- Ăn mất ngon, khó ngủ.
- Tai bị tắc nghẽn dẫn đến khó nghe.
- Cảm giác đầy tai hoặc cảm giác áp lực trong tai.
- Dịch chảy ra từ tai, thông thường dịch có màu vàng, nâu hoặc trắng , .
Người bệnh thường có triệu chứng đau tai
2 Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ
Ở trẻ, các biểu hiện của viêm tai giữa được biểu hiện thông qua:
- Đau tai, đặc biệt khi nằm.
- Xoa hoặc kéo tai nhiều.
- Khó ngủ.
- Khóc hoặc khóc nhiều hơn bình thường.
- Khó nghe hoặc khó phản ứng với âm thanh.
- Sốt trên 38 độ C.
- Bắt đầu thở bằng miệng hoặc ngáy nhiều hơn.
- Chảy dịch mủ.
- Đau đầu.
- Chán ăn.
Tai chảy dịch là triệu chứng của viêm tai giữa
3 Viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Thông thường, viêm tai giữa không gây các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm tai giữa xảy ra với tần suất dày đặc, liên tục có thể gây ra các biến chứng sau:
- Xuất hiện tình trạng mất thính giác. Biến chứng này thường phục hồi sau khi các nhiễm trùng ở bệnh nhân đã thuyên giảm. Tuy nhiên, ở trường hợp nhiễm trùng xảy ra nhiều lần, có dịch ở tai giữa, tổn thương vĩnh viễn ở màng nhĩ hoặc các cấu trúc tai giữa khác thì tổn thương là vĩnh viễn.
- Chậm nói hoặc chậm phát triển ở những trẻ bị ảnh hưởng thính giác.
- Nhiễm trùng không được điều trị hợp lý hoặc không tự cải thiện có thể dẫn đến nhiễm trùng lây lan đến các vị trí khác gây nên viêm màng não.
- Thủng màng nhĩ: thông thường màng nhĩ có thể tự lành , .
- Viêm tai xương chủm.
Viêm tai giữa gây ảnh hưởng thính giác
4 Viêm tai giữa có tự khỏi không?
Hầu hết, các triệu chứng của viêm tai giữa thường tự cải thiện trong vòng 48-72 giờ. Tuy nhiên, chất lỏng vẫn tồn tại ở tai giữa ngay cả khi đã nhiễm trùng (3 tháng).
Bác sĩ sẽ dựa trên các mức độ nghiêm trọng, tần suất nhiễm trùng, nhiễm trùng này đã kéo dài bao lâu, khả năng nhiễm trùng ảnh hưởng thính giác và nguyên nhân chính gây nên các nhiễm trùng ở tai giữa để đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp.
Viêm tai giữa thường sẽ tự khỏi và phương pháp điều trị cần thiết là sử dụng các thuốc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu. .
Viêm tai giữa thường được cải thiện sau 48-72 giờ
5 Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cho thấy cần đến gặp bác sĩ
Để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, khi gặp các dấu hiệu dưới đây bạn cần liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ:
- Thời gian kéo dài của các triệu chứng: nhiều hơn 1 ngày.
- Xuất hiện các triệu chứng ở các bé dưới 6 tháng tuổi.
- Đau tai rất nặng.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có các dấu hiệu như mất ngủ hoặc cáu kỉnh sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Khi quan sát thấy dịch chảy ra: mủ hoặc máu chảy ra từ tai .
Địa chỉ khám chữa bệnh tai mũi họng
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
- Hà Nội: bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai.
6 Cách điều trị viêm tai giữa
Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng như:
- Ống nội soi tai mũi họng bằng khí nén để kiểm tra có chất lỏng bên trong hay không.
- Đo nhĩ lượng đồ.
- Đo thính lực đồ.
- Chích rạch màng nhĩ.
- Kiểm tra thính giác.
Các phác đồ điều trị được sử dụng có thể bao gồm:
- Kháng sinh: nếu nhiễm trùng là do vi khuẩn thì viêm tai giữa sẽ đáp ứng điều trị bằng kháng sinh toàn thân và kháng sinh nhỏ tai tại chỗ.
- Thuốc giảm đau.
- Thủ thuật dẫn lưu dịch từ tai giữa nếu bệnh có tần suất viêm tai giữa lặp đi lặp lại hoặc tích tụ chất lỏng liên tục.
Sử dụng ống nội soi tai mũi họng là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán viêm tai giữa
Xem thêm:
- Viêm tai giữa có lây không? Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
- Viêm tai giữa có tự khỏi được không và bao lâu thì khỏi?
- Cách chữa viêm tai giữa cho trẻ mà bố mẹ cần lưu ý
Thông tin trên cung cấp cho bạn những dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa, đặc biệt là giúp các bậc phụ huynh kịp thời nhận thấy dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ và kịp thời liên hệ bác sĩ. Nếu thông tin trên bổ ích, hãy chia sẻ cho mọi người nhé!
Bạn đang xem bài viết Các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn bạn cần biết tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].