BS Trương Hữu Khanh: Người anti vắc-xin đa phần mù quáng, cực đoan do gia đình có vấn đề

Dịch sởi năm 2014 khiến hàng trăm trẻ tử vong. Đó là hậu quả của trào lưu bài trừ vắc-xin sởi của chương trình tiêm chủng mở rộng.

BS Trương Hữu Khanh: Người anti vắc-xin đa phần mù quáng, cực đoan do gia đình có vấn đề 0

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, với bệnh sởi, dù đã có vắc-xin phòng ngừa nhưng hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi vẫn đang khá thấp.

Hiện vẫn còn một bộ phận người dân do không hiểu biết đầy đủ, vì hoàn cảnh mưu sinh, vì công việc vất vả nên chưa quan tâm chu đáo cho con mình, chưa cho con đi tiêm chủng.

Còn một bộ phận có trào lưu anti vắc-xin ở một số nước cũng góp phần khiến dịch sởi bùng phát trở lại như hiện nay.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, những người anti vắc-xin đa phần là người mù quáng, cực đoan do trong gia đình họ có vấn đề.

Ông hết sức cảm thông vì sự thiếu hiểu biết và thiếu thông tin của người dân về vắc-xin nhưng với thế hệ trẻ nhỏ thì thật tội cho các cháu.

Bác sĩ Khanh khẳng định: “Vắc-xin là thành tựu của khoa học. Việc cha mẹ không cho con đi tiêm vắc-xin là tình trạng đáng báo động, vì nó làm những người đang dao động bỏ vắc-xin, bỏ tiêm phòng, khiến bệnh quay trở lại.

BS Trương Hữu Khanh: Người anti vắc-xin đa phần mù quáng, cực đoan do gia đình có vấn đề 1

Cả cộng đồng bỏ tiêm phòng sẽ gây hậu quả rất lớn. Bệnh quay lại không phải trả giá bình thường mà bằng sinh mạng của hàng loạt trẻ em”.

Lấy dẫn chứng về thực trạng này, bác sĩ Khanh nói về dịch sởi năm 2014 khiến hàng trăm trẻ tử vong. Đó là hậu quả của trào lưu bài trừ vắc-xin sởi của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Hơn nữa, những những bệnh nhi nhập viện do bệnh sởi đa phần do bố mẹ không đưa con đi tiêm vắc-xin hoặc quên lịch. Thậm chí, có nhiều bà mẹ còn cuồng hội anti vắc-xin nên không cho con tiêm.

Vị chuyên gia này khuyến cáo, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch, đảm bảo độ phủ tốt, tỷ lệ được tiêm cao, đúng lứa tuổi cần tiêm, khoảng cách liều, số liều tiêm.

Cha mẹ chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc-xin phòng sởi.

Đồng thời, cha mẹ cũng cần sáng suốt lựa chọn cho con mình loại vắc-xin cần thiết, phù hợp nhất. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu thông tin nhiều nguồn trước khi đưa ra quyết định quan trọng về vắc xin.

Để điều chế 1 liều vắc-xin vô cùng khó, đưa ra thị trường được càng khó. “Nếu tự "anti vắc-xin" cho một bé, 1 gia đình nhỏ thì bệnh gia đình phải chịu, chỉ tội cho bé. Nếu anti theo kiểu nhóm, kiểu hùa là có tội với một thế hệ, có tội với sức khỏe của cả một thế hệ mai sau" – BS Khanh chia sẻ.

L.M

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính