Ít nhất 37 trường hợp đã tử vong do bệnh sởi chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, cao hơn 70% so với cả năm 2017. Trong đó, Ukraine và Serbia là 2 quốc gia có dịch sởi hoành hành mạnh nhất.
Các chuyên gia nhận định, nguyên nhân số ca nhiễm sởi tăng đột biến là do tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi giảm mạnh.
Trên thực tế, một bộ phận người dân châu Âu đã mất niềm tin và từ chối cho con em tiêm chủng.
Theo bác sĩ Nguyễn Phương Thanh, Trường Đại học Y Hà Nội, quan điểm "Chống vắc-xin (anti vaccine)" hay nói cách khác là không tiêm vắc-xin, sẽ xảy ra những nguy cơ sau:
- Con bạn bị bệnh đó, ví dụ bệnh sởi, rồi tự khỏi, lần sau chẳng bao giờ bị nữa. Như vậy chúng ta được gọi là “thuận theo tự nhiên”. Chúc mừng bạn vì con bạn đã may mắn lần này, không rơi vào trường hợp bé bị biến chứng hoặc thậm chí tử vong. Tử vong vì sởi chủ yếu xảy ra ở trẻ không được tiêm vắc-xin.
- Con bạn không bao giờ bị bệnh đó. Đó là sự ăn may nữa và bạn nên cám ơn những người xung quanh bạn đã tiêm vắc-xin, mặc dù hiếm khi sự không bị bệnh là do cháu có sức đề kháng tốt.
Chính những người tiêm vắc-xin làm giảm tỉ lệ bệnh xuống mức rất thấp, thấp đến mức cả cuộc đời con bạn cũng không có cơ hội tiếp xúc với một người khác bị bệnh đó xung quanh.
Nếu ai cũng không tiêm vắc-xin thì điều này không bao giờ xảy ra và chúng ta sẽ có những bi kịch thực sự.
Anti vắc-xin thực sự quá lạc hậu và có thể coi là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức trong thời đại này, khi mà các vắc-xin dựa trên các công nghệ sinh học và quy định khắt khe về an toàn và hiệu quả khi cấp phép.
L.MBạn đang xem bài viết Trào lưu anti vắc-xin khiến dịch sởi quay lại tấn công châu Âu tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].