ThS.BS Nguyễn Thị Phượng, Chủ tịch Chi hội Nam y Da liễu Việt Nam, Giám đốc Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Đông y Nguyễn Phượng chia sẻ, vừa có một một bệnh nhân nữ đang nuôi con nhỏ được 5 tháng đến để thăm khám về da liễu.
Khai thác tiền sử thì được biết, bệnh nhân xuất hiện các nốt đỏ giống u nhọt trên da khi vừa mới sinh xong. Nhưng nghĩ rằng bà mẹ đang nuôi con nhỏ không được uống thuốc nên bệnh nhân không điều trị và định đợi con cai sữa mới đi thăm khám điều trị.
Tuy nhiên, các nốt đỏ trên da ngày càng nhiều, bệnh tình ngày càng tăng, vết xuất tiết chảy dịch nhiều hơn, ngứa ngáy khó chịu .
Do ngứa quá không chịu được, cùng với việc các nốt đỏ chảy dịch ngày càng loang dần ra cho nên bệnh nhân tứ ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi về điều trị mà bệnh vẫn không đỡ, viêm nhiễm lại tăng lên.
“Khi ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị người ta nói tôi bị tổ đỉa và bán cho thuốc về bôi, uống.
Nhưng tôi dùng thuốc nhiều ngày mà bệnh không đỡ, thậm chí bệnh nặng hơn, chảy dịch nhiều hơn, có những vết mụn ngứa có kèm chày dịch rất khó chịu” – bệnh nhân chia sẻ.
Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán là cơ địa xuất tiết xuất hiện những cục u nhỏ màu đỏ trông giống mụn nhọt có kèm phát ban từng đợt và những vết thương trên tay, chân người chảy dịch không lành và một số vị trí có hiện tượng nhiễm khuẩn.
Theo bác sĩ Phương, trường hợp bệnh nhân này ở thể thấp nhiệt, miệng khô, không khát, cơ thể nóng, mệt mỏi, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng hoặc có ngấn bệu, mạch hoạt sác, khí huyết kém do bệnh nhân vừa mới sinh xong nội tiết tố chưa ổn định hoàn toàn .
Bác sĩ Phượng cho biết: “Trường hợp bệnh nhân này vẫn có thể dùng cả thuốc uống và thuốc bôi của Đông y để điều trị mà không sợ gây hại cho sức khỏe em bé.
Bởi khác với Tây y, Đông y điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng cách: Lập lại sự cân bằng âm dương cơ thể, tăng sức đề kháng cơ thể, tăng cường chức giải độc của gan và thận.
Với bệnh nhân này, tôi đã dùng bài thuốc có tác dụng lương huyết, lợi thấo tiêu độc, nhuận phu và chống dị ứng... Sau 2 tháng dùng thuốc bệnh nhân đã có dấu hiệu thuyên giảm vết chảy dịch không còn”.
Qua trường hợp của bà mẹ bỉm sữa này, bác sĩ Phượng cũng đưa ra khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai và cho con bú khi bị da cơ địa xuất tiết có kèm viêm khuẩn tụ cầu vàng nhưng sau :
- Hạn chế gãi vì gãi sẽ làm hiện tượng bội nhiễm và vi khuẩn xâm nhập
- Không tự ý mua thuốc, ngâm thuốc trong thời kỳ mang thai và đang nuôi con bú, các bà mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh…, nhìn chung trong giai đoạn này khi sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ và nhất thiết phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú giai đoạn này vẫn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng hệ thống tự miễn, Và có chế độ riêng cho giai đoạn này , nên gặp các bác sĩ để được tư vấn không được tự ý kiêng khem quá mức
- Không dùng xà phòng, tránh tiếp xúc với hoá chất.
- Lao động ngủ nghỉ hợp lý trong giai đoạn này để cho cơ thể được hoàn thiện và phục hồi
- Đừng đợi đến khi sinh hoặc cai sữa mới đi chữa bệnh. Bởi nếu cứ để như vậy bệnh sẽ tăng nặng hơn, viêm nhiễm và dẫn đến khó điều trị hơn.
L.MinhBạn đang xem bài viết Bị viêm da chảy dịch nặng mẹ vẫn không chịu chữa bệnh vì chờ con cai sữa tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].