Theo Cử nhân dinh dưỡng Phạm Thị Kim Thu - Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, 1 chiếc bánh chưng trung bình bao gồm:
- 400 gram gạo nếp
- 200 gram thịt ba chỉ
- 200 gram đỗ xanh
- Mức năng lượng: khoảng 2.560 kcal, tương ứng 6 bát phở đặc biệt.
Đây cũng là mức năng lượng cần thiết cho một ngày của một người khoảng 70 - 80 kg.
Đặc điểm của bánh chưng là nhiều năng lượng, chất béo chủ yếu đến từ thịt ba chỉ, là một chất béo không tốt, nhiều chất bột đường gây tăng đường huyết nhanh.
Ngoài ra, thói quen ăn bánh chưng rán sẽ làm tăng lượng chất béo và năng lượng.
Hoặc sử dụng bánh chưng kết hợp với dưa, hành muối, giò, chả sẽ làm tăng thêm lượng muối.
Vậy, người bị tiểu đường có được ăn bánh chưng không và nên ăn như thế nào?
Theo cử nhân dinh dưỡng Phạm Thị Kim Thu, người bệnh tiểu đường vẫn có thể thưởng thức món bánh chưng ngày Tết nhưng cần lưu ý những điều sau:
1. Không nên ăn bánh chưng rán.
2. Ăn rau trước để bổ sung chất xơ, ổn định đường huyết.
3. 1/8 chiếc bánh chưng chứa lượng tinh bột tương ứng 1 miệng bát con cơm.
Một người bệnh tiểu đường nặng 50 - 60 kg được ăn 1 miệng bát con cơm, có thể thay thế bằng 1/8 chiếc bánh chưng.
Ngoài ra, không sử dụng thêm các thực phẩm chứa tinh bột khác, ví dụ như miến dong, xôi, canh khoai...
4. Không nên ăn kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa, hành muối, giò, chả.
5. Duy trì thói quen tập thể dục giúp tiêu hao năng lượng và kiểm soát đường huyết.
>>> 10 nguyên tắc giúp bệnh nhân tiểu đường đón Tết an vui, khỏe mạnh
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Bị tiểu đường ăn bánh chưng có được không? tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].