Mỗi ngày trôi qua, có rất nhiều các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước. Bất kể nguyên nhân xảy ra là gì thì thiệt hại và ảnh hưởng mà tại nạn mang lại là không hề nhỏ, trong đó phải kể đến vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh đó, nỗi lo kinh phí chi trả cho những ca điều trị tại nạn giao thông cũng không phải con số nhỏ. Chính vì thế, nhiều người quan tâm đến việc bị tai nạn giao thông có được hưởng bảo hiểm y tế hay không.
Điều kiện để được hưởng BHYT khi xảy ra tai nạn giao thông
Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHYT không? Câu trả lời là có! Tuy nhiên, cần đảm bảo một số điều kiện sau:
Theo khoản 1, Điều 2 Thông tư liên tịch số 39/2011/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2011 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định: Tất cả các bệnh nhân có thẻ BHYT nếu bị tai nạn giao thông khi chưa đủ căn cứ để xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn sẽ vẫn được hưởng chế độ BHYT theo quy định.
Cơ quan bảo hiểm sẽ có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan công an xác minh người bị tai nạn có vi phạm pháp luật về giao thông hay không.
Trường hợp người tham gia BHYT không vi phạm luật an toàn giao thông thì sẽ được hưởng trợ cấp BHYT bình thường. Ngược lại, nếu xác định người bệnh có vi phạm luật an toàn giao thông thì sẽ phải hoản trả vào quỹ bảo hiểm số tiền đã được BHYT thanh toán trước đó.
Khi người bị tai nạn giao thông nhập viện, trong vòng 24h, cơ quan bảo hiểm sẽ có trách nhiệm kết hợp với cơ quan công an xác minh vi phạm. Nếu khi bệnh nhân ra viện mà không có phản hồi từ phía công an thì đồng nghĩ với việc không vi phạm, được quỹ BHYT chi trả viện phí.
Ngoại trừ trường hợp người bị tai nạn là trẻ em dưới 16 tuổi và người già trên 80 tuổi thì được hưởng BHYT mà không cần xác định hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.
Mức hưởng BHYT khi bị tai nạn giao thông
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 26, 27, 28 của Luật này được quỹ BHYT hỗ trợ chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
+ Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh với đối tượng tại điểm a, d, e, h, i tại Khoản 3 Điều 12 của Luật này; Chi phí khám, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng BHYT của đối tượng quy định tại điểm a, Khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước hỗ trợ;
+ Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh với trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn do Chính phủ quy định tại tuyến xã;
+ Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người này có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục, đồng thời số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
+ Hỗ trợ 95% chi phí khám, chững bệnh với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
+ Hỗ trợ 80% chi phí với các đối tượng khác.
Tùy vào người bệnh điều trị có đúng tuyến hay trái tuyến sẽ được hưởng mức hỗ trợ như pháp luật quy định, cụ thể:
+ 40% chi phí điều trị nội trú tại tuyến trung ương;
+ 60% chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh, từ 1/1/2021 người tham gia BHYT hưởng 100%.
+ 100% chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Bị tai nạn giao thông có được hưởng BHYT không? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].