Cụ Ye Man sinh năm 1914. Cụ mất ngày 16/2/2017 hưởng thọ 103 tuổi. Cụ sinh ra ở Hồ Nam, tốt nghiệp đại học Bắc Kinh. Còn nhỏ cụ học ỏ trường Mongolia, Tới năm 1935, cụ được trưởng khoa Nghệ thuật tự do Đại học Bắc Kinh trực tiếp giảng dạy. Cụ còn học ở khoa Kinh tế của Đại học Luật thuộc Đại học Bắc Kinh. Thời đi học, cụ chọn học Lịch sử triết học Trung Quốc, Lịch sử xã hội cổ đại Trung Quốc, Lịch sử chung … và đều được các thầy cô nổi tiếng giảng dạy.
Sau này cụ lập gia đình với ông Yuan Tianbao – 1 nhà ngoại giao. Từ đó, cùng với chồng, cụ được tới rất nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Philippines, Australia, Ả rập Saudi và nhiều nơi khác trong vòng 25 năm.
Cụ Ye Man được nhiều người biết tới bởi những hiểu biết và cống hiến của mình với đạo Khổng, Nho giáo và Phật giáo. Cụ cũng có kiến thức rất rộng về văn hóa, triết học, tôn giáo phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy cụ có danh tiếng lớn trong và ngoài nước.
Ở tuổi hơn 100, cụ Ye vẫn còn rất khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn. Cụ có thể diễn thuyết từ 2-3 tiếng đồng hồ.“Để sống tới hàng trăm tuổi không phải khó. Cuộc sống này ở trong tay của mỗi người" - cụ nói.
Cùng tìm hiểu bí quyết sống thọ của cụ Ye Man nhé!
Chế độ dinh dưỡng
Cho tới khi mất, cụ Ye Man có tới 95 năm ăn chay. Cụ bắt đầu ăn chay từ khi 8 tuổi. Hôm đó cụ cùng gia đình đi ăn thịt cừu. Khi tới nhà hàng – nơi cụ có thể xem được mọi diễn biến trong bếp – cụ nhìn thấy một con cừu đang đứng ở ngoài bếp. Người đầu bếp cố gắng kéo cừu vào để làm thịt, con cừu nhất định không chịu vào và kêu lên rất đáng thương.
Chứng kiến cảnh đó cụ thấy rất lạ. Sau khi nhà hàng mang đồ ăn lên, cụ hỏi mẹ, đây có phải thịt chú cừu con vừa thấy không? Sau khi nhận được câu trả lời, cụ im lặng và không động đũa tới món ăn đó.
Từ đó trở đi cụ không ăn thịt vì không thể chịu được khi nghĩ tới tình cảnh của chú cừu trước khi bị giết. Quyết định ăn chay của cụ khiến mẹ cụ rất lo lắng. bố cụ thì cho rằng, sau 2,3 ngày rồi mọi chuyện sẽ qua vì cụ là trẻ con và sẽ quên. Không ngờ cụ vẫn giữ được thói quen đó tới hơn 90 năm.
"Tôi ăn kiêng từ khi tôi 8 tuổi. Là người ăn kiêng, tôi thường gặp những tình huống khó xử khi đi công du nước ngoài và được họ thết đãi bằng rất nhiều loại thịt. Những lúc như thế tôi hay nói mình bị đau dạ dày và từ chối ăn. Có những ngày tới cuối ngày tôi chỉ uống nước. Tôi không thích ăn đậu phụ. Tôi hầu như chỉ ăn hoa quả và rau. Tôi ăn kiêng đã 90 năm nhưng ít khi bị bệnh, ngoại trừ một lần bị phẫu thuật do ngã đã từ cách đây rất lâu.
Lịch trình làm việc của tôi khá dày đặc. Mỗi năm tôi có khoảng hơn 100 tiết giảm, 1 - 2 tháng tôi lại đi du lịch hoặc công cán.
Ăn chay rất có ích với cơ thể con người. Nó không khiến chúng ta bị thiếu dinh dưỡng như nhiều người nói. “Các phân tích dinh dưỡng cũng như phân loại dinh dưỡng hiện giờ rất tốt. Chúng ta biết được hoa quả, rau nào giàu dinh dưỡng gì, vitamin gì. Chúng ta có thể chọn loại thức ăn mà chúng ta muốn đưa vào cơ thể. Mỗi ngày mọi người thậm chí có thể ăn 7 bữa. Tuy nhiên, phải ăn bữa sáng thật no, bữa trưa ăn bình thường và ăn ít vào bữa tối, tốt nhất là không ăn gì.
Ngày nay, mọi người ăn nhiều quá. Họ thậm chí ăn 12 bữa/ngày, đặc biệt là khi ăn buffet" - cụ chia sẻ
Lối sống
"Giấc ngủ rất quan trọng và tôi luôn giữ nếp ngủ trong nhiều thập kỷ nay. Bạn đừng đánh giá thấp giá trị giấc ngủ. Vì sao tổ tiên chúng ta lại cho rằng chúng ta cần nghỉ ngơi". Cụ cho rằng giấc ngủ trưa rất quan trọng, và nên ngủ trưa trong khoảng từ 11 giờ - 13 giờ.
Ngoài ra, theo cụ, chúng ta không bao giờ nên tức giận.
"Nếu một người tức giận, họ sẽ giảm tuổi thọ 1 năm. Đừng tức giận, đặc biệt khi bạn đang ăn, vì bạn có thể bị ốm. Người nào làm bạn tức giận là người đang muốn bạn giảm tuổi thọ".
Về chế độ sinh hoạt
Cụ giáo Ye cho rằng cuộc sống của người già nên được duy trì đều đặn. Cụ cũng thường xuyên đọc báo (tờ Tin tức Bắc Kinh buổi tối), và xem phim trước khi ăn trưa. Cụ rất quan tâm tới các tin tức và thích xem chương trình Opera trên tivi.