Đau tai là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh đau tai chủ yếu là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc bị đau trong tai là dấu hiệu của bệnh gì.
Một số căn bệnh phổ biến gây đau tai Viêm tai ngoài, viêm tai giữa
Khi bị đau tai tuyệt đối đừng chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang phải đối mặt với tình trạng viêm tai ngoài, viêm tai giữa.
Nhìn chung, viêm tai ngoài thường xuất hiện là do đi bơi, hoặc chấn thương tai gây nên. Viêm tai giữa chủ yếu là do người bệnh có tiền sử mắc các bệnh liên quan nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Một số bệnh nhân mắc viêm ống tai ngoài thường khi kéo vành hoặc nằm đè lên bên tai bị viêm sẽ gây nên cảm giác đau thậm chí lan ra xung quanh. Tình trạng này rất dễ dàng chuẩn đoán vì khi khám bác sĩ sẽ nhận thấy da ống tai sưng đỏ đôi khi bít cả lỗ tai ngoài hay xuất hiện mụn nhọt trong da ống tai. Với trường hợp này, chỉ cần điều trị bằng cách uống kháng sinh, kháng viêm và giảm đau là bệnh sẽ thuyên giảm.
Bị đau tai là dấu hiệu của bệnh gì?
Với viêm tai giữa đã thành dịch hoặc có tình trạng tắc vòi nhĩ thì thường gây nên những cơn đau sâu. Lúc này, người bệnh không hề có cảm giác đau khi kéo hay ấn vào vành tai. Để chuẩn đoán chính xác căn bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi mũi, vòm họng cùng hai tai. Không trị dễ dàng như viêm ống tai ngoài, với viêm tai giữa thời gian chữa có thể kéo dài tới vài tháng. Trong trường hợp chưa khỏi triệt để thì bệnh nhân cần được đặt ống thông nhĩ để cân bằng áp lực của tai giữa và bên ngoài để người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Bị đau tai là do virut Zona
Nhiều bệnh nhân khi thấy tai mình đau thì đều thắc mắc bị đau trong tai là dấu hiệu của bệnh gì? Mới đây trong một chia sẻ của bác sĩ Trần Mạnh Toàn, bệnh nhân khi xuất hiện đau tai dữ dội mà không do viêm tai giữa hay viêm tai ngoài thì phần nhiều là do virut zona ở tai. Loại virut này có thể đau kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần, nặng hơn là chảy mủ hoặc viêm xương nền sọ thậm chí nguy hiểm hơn đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Ngoài ra, vì tai bị chi phối bởi rất nhiều dây thần kinh vì thế khi tổn thương các dây thần kinh hoặc nhiễm khuẩn khối u vùng họng, hạ họng hay thanh quản đểu có thể dẫn tới tình trạng đau nhức tai.
Trong trường hợp này, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám cũng như thực hiện các biện pháp chuẩn đoán để có thể phát hiện bệnh một cách chính xác nhất.
Bị đau trong tai là dấu hiệu của bệnh gì và nguyên nhân do đâu?
Như thông tin đã chia sẻ ở trên, bị đau tai chủ yếu là biểu hiện của bệnh viêm tai ngoài, viêm tai giữa hoặc tai bị virut zona xâm nhập, nặng hơn là ung thư và viêm xương nền sọ. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức tai là gì?
Trên thực tế, bản thân cấu tạo của tai có rất nhiều nhánh, dây thần kinh và tất cả chúng đều được quản lý và chi phối bởi tam xoa thần kinh, thiệt yết thần kinh, nhiếp thần kinh và mê tẩu thần kinh. Các nhánh thần kinh sẽ được lan tỏa rộng khắp vì thế khi chúng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến các cơ quan, bộ phận nhất là cơ quan lân cận với tai khiến tai trở nên đau nhức, khó chịu.
Xem thêm:
H.GBạn đang xem bài viết Bị đau trong tai là dấu hiệu của bệnh gì và nguyên nhân do đâu? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].