Viêm da dầu là gì?
Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã, là tình trạng bệnh da liễu, da tổn thương bất thường, có vảy lớn màu vàng hoặc trắng, dễ bong tróc và gây ngứa ngáy.
Bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng, trong đó thường gặp nhất là trẻ nhỏ với tình trạng cứt trâu trên đầu và người lớn trong độ tuổi 20 – 25.
Triệu chứng viêm da dầu
Một số biểu hiện của bệnh viêm da dầu điển hình có thể kể tới là:
- Vùng da bị viêm có màu đỏ cam, trên phủ vảy xám trắng khô, vàng hoặc mỡ nhờn. Vảy da có bờ rõ ràng. Da có thể bị nứt nẻ, gây đau.
- Bệnh xuất hiện ở nhiều vị trí:
- Với trẻ nhỏ, vùng da bị viêm thường là da đầu, vùng da quấn tã, các nếp gấp da, mặt, mí mắt…
- Đối với người lớn, viêm da tuyến bã nhờn thường xuất hiện ở mặt, trán, lưng, ngực, da đầu, kẽ tai, ống tai, mi mắt, cung lông mày…
- Viêm da dầu có thế không gây ngứa hoặc ngứa tùy từng người bệnh. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng nhất khi trời oi bức, khô hanh.
- Tóc có thể rụng và nhiều gàu
- Dấu hiệu viêm da dầu xuất hiện từ từ, không diễn biến đột ngột
Các triệu chứng viêm da dầu có thể nghiêm trọng hơn khi người bệnh bị căng thẳng và chúng thường bùng phát vào mùa khô, lạnh.
Nguyên nhân gây viêm da dầu
Hiện nay, Y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân bị viêm da dầu. Nhưng nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, viêm da da dầu có liên quan đến tình trạng Nấm men Malassezia có trong dịch tiết dầu trên da hoặc do một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch.
Ngoài những vấn đề trên, một số nguyên nhân được cho là làm tăng nguy cơ bị viêm da dầu bao gồm:
- Do có các vấn đề rối loạn về thần kinh và tâm thần như bị bệnh Parkinson, trầm cảm…
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, ví dụ như ở người ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS, người bị viêm tụy do rượu hoặc do mắc một số bệnh ung thư…
- Do da nhờn, tiết nhiều dầu
- Do di truyền, trong gia đình có người bị vảy nến hoặc viêm da tiết bã thì những thế hệ sau có khả năng mắc phải bệnh này rất cao.
- Do một số loại thuốc: Thuốc cimetidine, methyldopa hoặc các thuốc có chứa hoạt chất corticoid đều có thể tạo ra các tổn thương cho tuyến bã dưới da và dẫn đến viêm da tiết bã.
Viêm da dầu và cách điều trị
Hiện nay, người bệnh thường điều trị viêm da dầu bằng một số cách nhất định bao gồm dung thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y và các biện pháp khắc phục tại nhà.
Điều trị viêm da dầu bằng thuốc Tây y
Dùng dầu gội thuốc, kem, kem dưỡng da và một số thuốc dạng uống là phương pháp chính được áp dụng để khắc phục các triệu chứng viêm da tiết bã hiện nay. Các loại thuốc và sản phẩm có dược tính được sử dụng có thể là:
- Dầu gội chống nấm: ketoconazol shampoo 2%, selenium sulfide, zinc pyrithione gội 2-3 lần/tuần.
- Gel corticoid nhẹ hoặc lotion dành cho trường hợp nặng hơn, sử dụng trong khoảng 1 – 2 tuần.
- Thuốc chống nấm dạng viên uống cho những bệnh nhân bị bệnh nặng và các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.
Sử dụng kết hợp dầu gội với các loại kem bôi hoặc thuốc uống giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm da dầu. Tuy nhiên hiện nay những sản phẩm và thuốc Tây y đều chưa có khả năng điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ có thể làm giảm sự khó chịu và các triệu chứng của bệnh.
Các thuốc hoặc kem có chứa corticoid dùng lâu có thể làm mòn da, rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da… nên chúng bị hạn chế dùng lâu ngày và không sử dụng cho vùng da mặt hoặc vùng da mỏng.
Các dạng thuốc uống cũng không phải lựa chọn ưu tiên mà chúng được xếp ở vị trí cuối cùng vì có thể gây tác dụng phụ và tương tác thuốc.
Lưu ý, việc điều trị bằng thuốc Tây y người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị mà phải cần phải được thăm khám và sử dụng thuốc theo toa bác sĩ kê đơn.
Điều trị viêm da dầu bằng thuốc Đông y
Bên cạnh các sản phẩm dược hoặc thuốc Tây y, thuốc Đông y cũng là một lựa chọn mang lại hiệu quả cho nhiều người mắc viêm da tiết bã. Bệnh viêm da dầu có thể được cải thiện nhờ sử dụng các loại thuốc bôi ngoài, thuốc uống trong hoặc thuốc ngâm rửa của y học phương Đông:
- Thuốc ngâm rửa: Có thành phần là những dược liệu thân thuộc như mò trắng, dâu tằm, trầu không, ô liên rô, ích nhĩ tử… Có tác dụng sát khuẩn, làm sạch và mềm hóa vùng da bị tổn thương, ngăn ngừa bệnh lây lan.
- Thuốc bôi: Được bào chế từ cây sơn, tinh chất ô liên rô, đạm trúc diệp, trầu không, nghệ… Thuốc bôi giúp tiêu viêm, tiêu sừng, hạn chế lượng dầu tiết ra, giúp lỗ chân lông thông thoáng…
- Thuốc uống trong: Bài thuốc chứa các thành phần thảo dược như bồ công anh, kim ngân hoa, sinh địa, tang bạch bì, khổ sâm, hạn khô thảo, kinh giới, hoàng cầm… Có tác dụng giải nhiệt, mát gan, tăng cường khả năng giải độc của gan, tiêu viêm, giúp bệnh khỏi trong thời gian dài.
Dù là thuốc ngâm, thuốc bôi hay thuốc uống trong thì chúng đều có đặc điểm chung là có thành phần là những loại thảo mộc trong tự nhiên.
Vì vậy thuốc Đông y rất lành tính, không gây ảnh hưởng và không tích tụ trong cơ thể khi sử dụng trong thời gian dài. Những thảo dược này giúp điều trị bệnh từ căn nguyên nên có thể khắc phục bệnh lý từ gốc rễ.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của thuốc Đông y là phát huy tác dụng khá chậm. Hiệu quả của thuốc cũng tùy thuộc vào từng cơ địa của bệnh nhân.
Bài thuốc Đông y của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc kết hợp 3 trong 1, mang lại “tác động kép” giúp đẩy lùi bệnh viêm da dầu hiệu quả
Áp dụng nguyên lý điều trị viêm da dầu từ căn nguyên nguồn bệnh, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã thành công trong việc nghiên cứu và ứng dụng bài thuốc thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp “đánh bay" triệu chứng của bệnh viêm da dầu. Đồng thời không gây tác dụng phụ, hạn chế bệnh tái phát trong thời gian dài.
Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo của 3 chế phẩm bao gồm: Thuốc bôi ngoài, thuốc ngâm rửa và thuốc uống trong.
Mang lại “tác động kép" khi không chỉ làm lành các tổn thương bên ngoài da mà còn tăng cường chức năng gan thận, thải loại độc tố từ sâu bên trong cơ thể, giúp bệnh nhân viêm da dầu tăng cường sức đề kháng và có khả năng kháng lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Bên cạnh tác dụng điều trị hiệu quả, bài thuốc Đông y chữa viêm da dầu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc còn được giới chuyên gia đánh giá cao bởi có những ưu điểm vượt trội sau:
- Được nghiên cứu phát triển bởi đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc - đơn vị uy tín hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Y học cổ truyền.
- 100% thảo dược sạch từ thiên nhiên, trải qua quá trình kiểm duyệt khắt khe đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO.
- Hiệu quả điều trị cao sau 2 - 3 liệu trình, an toàn, lành tính, sử dụng được với đối tượng trẻ em và phụ nữ cho con bú.
Quý độc giả muốn tìm hiểu thêm về bài thuốc có thể tìm hiểu thêm tại đây: >> Khám phá bí quyết đẩy lùi bệnh viêm da dầu hiệu quả từ bài thuốc Đông y lành tính của Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc
Cách chữa viêm da dầu tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng được khuyến nghị thực hiện các cách làm giảm triệu chứng viêm da tiết bã tại nhà:
- Làm mềm và loại bỏ vảy da bằng cách thoa dầu oliu hoặc dầu khoáng lên da đầu và để nguyên khoảng 1 hoặc hơn 1 giờ. Sau đó gội lại đầu.
- Không sử dụng xà phòng có độ tẩy rửa cao.
- Thường xuyên làm sạch da và dùng kem dưỡng ẩm để dưỡng da.
- Ngưng dùng mỹ phẩm và các sản phẩm hóa chất giúp tạo kiểu tóc.
- Gội đầu thường xuyên với dầu gội cho đến khi triệu chứng cải thiện. Cắt tóc và cạo râu cũng giúp cải thiện tình trạng viêm da dầu.
- Mặc quần áo rộng rãi, nên chọn loại có chất liệu cotton vì dễ thấm hút, giúp da khô thoáng.
Cách phòng ngừa viêm da dầu
Để phòng ngừa căn bệnh viêm da này, bạn đọc cần chú ý:
- Thực hiện chế độ gội đầu hợp lý, sử dụng dầu gội dịu nhẹ. Khi gội không gãi mạnh vì có thể làm xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Không kì cọ mạnh khi tắm, không lạm dụng xà phòng hoặc sữa tắm có hàm lượng chất tẩy rửa cao.
- Thường xuyên dưỡng da
- Thận trọng với các loại mỹ phẩm
- Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn hoặc ánh sáng mặt trời gay gắt
- Nên tập thể dục thường xuyên vì hoạt động thể dục đều đặn giúp cân bằng nội tiết, điều hòa thần kinh, hệ tiêu hóa… Nhờ đó tập thể dục giúp ngăn ngừa quá trình tăng tuyến bã nhờn.
- Luôn duy trì tâm một tâm lý thoải mái, tránh để bị stress.
Viêm da cơ địa là bệnh lý dai dẳng, dễ tái phát, nhất là khi điều trị không kịp thời hoặc sai phương pháp. Căn bệnh này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác như vảy nến, lupus ban đỏ…
Vì vậy tự ý chẩn đoán và điều trị có thể khiến bệnh tình trầm trọng và khó chữa. Khi có các dấu hiệu da bất thường và chăm sóc da tại nhà không giúp giảm triệu chứng thì người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị sớm nhất.
Bạn đang xem bài viết Bệnh viêm da dầu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại chuyên mục Bệnh da liễu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].