Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vừa phẫu thuật tạo hình thành công đôi bàn “tay càng cua” cho cậu bé B.H.L. (2 tuổi, ở Bình Tân, TP.HCM).
Được biết, lúc thai kỳ 3 tháng cuối, mẹ bé đi siêu âm phát hiện tay chân con bị dị dạng. Người mẹ hoang mang song vẫn quyết tâm sinh con và cùng con vượt qua khó khăn.
Khi bé L. được sinh ra với 2 bàn tay không lành lặn, bàn tay 4 ngón bị chẻ đôi giống chiếc càng cua khiến bé không thể cằm nắm chơi đùa.
Sợ con sau này đi học không thể cầm bút nên gia đình đưa bé đi thăm khám khắp nới. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị mắc hội chứng càng tôm hùm, do mức độ phức tạp của việc phẫu thuật nên hầu hết bệnh viện gia đình đưa bé đi thăm khám đều lắc đầu.
Đến khi đưa bé L. đến Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, bác sĩ ở đây chịu tiếp nhận và nghiên cứu phương án phẫu thuật.
Bác sĩ Nguyễn Dương Phi, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, bé L. mắc hội chứng càng tôm hùm, một hội chứng hiếm gặp khi tỉ lệ này 1/100.000 trẻ. Hội chứng càng tôm hùm khiến bàn tay, chân không phát triển bình thường từ lúc trong bụng mẹ. Sau này lớn lên rất khó khăn cho hoạt động cầm nắm của bé cũng như việc đi học cầm bút sẽ rất khó khăn.
Qua hội chẩn, bác sĩ chỉnh hình đã đưa ra phương pháp phẫu thuật tối ưu cho bé. Với dị dạng này, bác sĩ phân loại dị tật loại 3, dính ngón 1 và 2 phức tạp, không có kẽ ngón. Ê-kíp quyết định mổ tách ngón, tái tạo bàn tay, chân cho bé.
Bác sĩ chọn tay trái vì bé thuận tay này, bàn tay được sửa chữa tạo hình. Qua 2 giờ cắt nối, tạo hình, bàn tay bệnh nhi được phục hình 80%, chức năng vận động được bảo tồn.
Hiện tại bé đang hồi phục dần sau mổ, tay bé co duỗi, có cảm giác nóng lạnh, bé đi lại tốt, cầm nắm khả quan. Sau khi lành vết thương, bé sẽ tiếp tục vật lý trị liệu để có thể cầm viết.
L.MinhBạn đang xem bài viết Bé trai 2 tuổi bị ‘tay càng cua’ được tạo hình thành công tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].