Báo Điện tử Gia đình Mới

Bé gái 8 tuổi bị hen phế quản cơn nặng, rơi vào tình trạng khó thở, tím tái

Bị bệnh 2 ngày, bé gái 8 tuổi sốt nhẹ, ho, sổ ũi, khò khè, khó thở, mệt…, nhập viện trong tình trạng khó thở, tím tái, rơi vào nguy kịch.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Nhi Đồng TP.HCM mới đây có tiếp nhận 1 trừờng hợp bệnh nhi Đ.T.B.T. (8 tuổi, nữ, ở Long An) nhập viện trong tình trạng khó thở tím tái.

Khai thác bệnh sử ghi nhận, trẻ bệnh 2 ngày, sốt nhẹ, ho sổ mũi, khò khè, khó thở, mệt, điều trị tại bệnh viện địa phương không đỡ nên chuyển đến BV Nhi Đồng Thành Phố.

Tại đây các bác sĩ ghi nhận trẻ tím tái, biểu hiện rối loạn tri giác lơ mơ do thiếu oxy máu nặng, độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) chỉ 80% (bình thường 96-98%), khó thở, co kéo lồng ngực, nghe phổi nhiều  ran rít, phế âm giảm cho thấy đường thở của trẻ bị co thắt nặng.

Xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy tình trạng toan hô hấp nặng, ứ CO2 trong máu, chỉ số pH 6,9 (bình thường pH máu 7,35-7,45, PaCO2: 110 mmHg (bình thường PaCO2: 35-45 mmHg), Xquang phổi có tình trạng ứ khí 2 phế trường.

  Bé gái bị hen phế quản cơn nặng nguy kịch, được điều trị tích cực thở oxy mask có túi dự trữ, thuốc dãn phế quản, kháng viêm

Bé gái bị hen phế quản cơn nặng nguy kịch, được điều trị tích cực thở oxy mask có túi dự trữ, thuốc dãn phế quản, kháng viêm

Trẻ được chẩn đoán hen phế quản cơn nặng, nguy kịch và được điều trị cắt cơn hen tích cực với thở oxy qua mask có túi dự trữ, khí dung thuốc dãn phế quản salbutamol, Ipratropium 3 lần liên tiếp cách mỗi 20 phút, corticoid tiêm tĩnh mạch và khí dung, tiêm adrenalin dưới da để có tác dụng dãn phế quản tức thời, sau đó truyền tĩnh mạch MgSO4.

Sau điều trị, tình trạng của trẻ diễn tiến vẫn còn nặng nên được tiếp tục khí dung salbutamol, ipratropium, corticoid đường toàn thân và truyền tĩnh mạch liên tục thuốc diaphyllin, dịch truyền điều chỉnh điện giải. 

Kết quả, sau gần 3 ngày điều trị tình trạng trẻ cải thiện, bớt khó thở, ăn uống được và được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Hô hấp.

Được biết, bệnh nhi bị khò khè nhiều lần và được chẩn đoán hen phế quản  từ lúc 4 tuổi, nhưng không được quản lý phòng ngừa hen phế quản tại địa phương.

Qua trường hợp này, các bác sĩ lưu ý cha mẹ có con em bị hen suyễn, cần tránh tuyệt đối các yếu tố gây khởi phát cơn hen suyễn như:

– Khói thuốc lá

– Bụi nhà

– Thuốc xịt phòng, dầu thơm, thuốc xịt diệt côn trùng, mùi sơn nhà mới,…

– Chó, mèo

– Thú  nhồi bông

– Drap giường, chăn  mền lông.

Ngoài ra, cha mẹ cần đưa con đi tái khám theo hẹn, tuân thủ phòng ngừa cơn hen suyễn theo hướng dẫn của bác sĩ.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO