Winnie the Pooh
Winnie the Pooh bị cấm chiếu tại Trung Quốc do sự giống nhau giữa nhân vật chính là gấu Pooh với chủ tịch Tập Cận Bình.
Sự việc xảy ra sau khi nhiều trang mạng xã hội Trung Quốc đưa ra so sánh hình ảnh lãnh đạo nước này với chú gấu hoạt hình Winnie the Pooh.
Sự so sánh này bắt đầu năm 2013 khi hình ảnh ông Tập Cận Bình đi cạnh Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được đăng bên cạnh ảnh gấu Pooh đi cạnh chú hổ Tigger.
Sự việc lắng xuống không lâu thì đến năm 2014, một lần nữa hình ảnh ông Tập bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại được chia sẻ rộng rãi trên mạng khi so sánh với gấu Pooh và chú lừa Eeyore.
Vào năm 2015, một bức ảnh đã so sánh ông Tập Cận Bình ngồi ô tô đi duyệt binh với hình gấu Pooh ngồi xe đồ chơi, và đã trở thành một trong số những bài đăng bị kiểm duyệt gắt gao nhất trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc năm đó. Bức ảnh được chia sẻ 65.000 lần trong hơn một giờ trước khi bị xóa.
Dù vậy Pooh vẫn chưa hoàn toàn biến mất mà chỉ bị cấm chiếu trên TV ở nước này.
Peppa Pig
Peppa Pig bị cấm chiếu ở Austrlia do dạy trẻ không sợ nhện. Bởi Australia là nơi có hơn 10.000 loài nhện độc nguy hiểm sinh sống và trẻ em ở đây luôn được dạy phải tránh xa chúng và không bao giờ làm bạn với những loài 8 chân.
Pokemon
Một tập phim Pokemon đã bị cấm chiếu ở Nhật, Thụy Sĩ và Ả Rập vì có thể gây hại sức khỏe trẻ em. Tập phim này đã khiến gần 700 em nhỏ co giật, nôn mửa phải nhập viện sau khi xem.
Nguyên nhân là do trong tập phim này có một vụ nổ kỳ lạ kèm theo những ánh sáng nhấp nháy màu xanh và đỏ với tần số 12 Hz.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã có kết luận và gọi hiện tượng này là động kinh cảm quang. Tập phim sau đó đã bị cấm chiếu nhưng sự cố “Pokemon shock” này vẫn để lại một bài học cảnh tỉnh rất lớn.
SpongeBob SquarePants
Bộ phim này bị cấm chiếu tại Hoa Kỳ, Nga, Châu Âu, Úc và hơn 120 quốc gia khác do chứa cảnh bạo lực.
Mỗi nhân vật trong bộ phim này đều có những hành động tiêu cưc nhưng quan trọng là chúng lại không chịu sự trừng phạt nào.
Các quốc gia lo sợ rằng thế hệ tương lai của họ sẽ cư xử giống như các nhân vật đó, trở nên bị tiêm nhiễm bởi lối suy nghĩ tự do chủ nghĩa, vô chính phủ. Do vậy, họ quyết định cấm chiếu bộ phim.
Tom and Jerry
Bộ phim hoạt hình kinh điển này từng bị cấm chiếu trên toàn thế giới do có dạy trẻ hút thuốc, uống rượu, lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực.
Rất nhiều tập phim của “Tom and Jerry” đã bị cấm chiếu, cảnh quay bị cắt và nhân vật trong phim đã buộc phải thay đổi.
Vấn đề chính là bộ phim không hề trừng phạt kẻ đã phá rối. Trong khi Tom phải trả giá cho sự ngu dốt của mình thì Jerry vẫn cứ thoải mái gây chuyện mà không phải chịu bất cứ hậu quả nào.
The Simpsons
“The Simpsons” ban đầu đã bị cấm chiếu tại Mỹ và Brazil, sau đó là trên toàn thế giới do nội dung có phần bôi nhọ những giá trị gia đình, cổ xúy các hành vi thiếu chuẩn mực và xúc phạm một số quốc gia.
Gravity Falls
Gravity Falls bị cấm chiếu tại Nga do những cảnh tội phạm, bạo lực và không phù hợp cho trẻ em. Phiên bản phim hoạt hình vẫn có thể xem ở Nga là bản đã bị cắt gọt rất nhiều để không quá thô tục với trẻ em và đã khác xa bản gốc.
Ví dụ, trong tập thứ hai, Dipper nằm trên áo ngực của Wendy - một cô bé 15 tuổi. Cảnh này đã bị cắt bỏ. Mặc dù khán giả nhận thấy cảnh phim này tuy rằng không tốt cho trẻ nhỏ nhưng việc loại bỏ nó không ảnh hưởng đến cốt truyện.
Beavis and Butt-Head
Một tập phim của “Beavis and Butt-Head” đã bị cấm chiếu trên toàn thế giới khi khai thác việc đùa nghịch với lửa. Một khán giả nhí 5 tuổi tại Mỹ cũng đã thử bắt chước trên phim và đã thiêu rụi cả ngôi nhà cùng người chị gái của mình ở bên trong.
The adventures of Lolo the penguin
Bộ phim đã bị cấm tại Mỹ vì có cốt truyện và các nhân vật quá mâu thuẫn với cách suy nghĩ của khán giả. Ngoài ra, bộ phim này cũng đã phải chỉnh sửa rất nhiều để cho bớt buồn bã và nhẹ nhàng hơn.
Ngay cả cảnh cái chết của bố Lolo, phản ánh nhân vật của anh hùng độc nhất cũng đã bị gỡ bỏ. Trong cảnh quay giáo viên chim cánh cụt rơi xuống trước mặt học trò của mình, phản ứng bình tĩnh của đám học sinh đã được thay thế bằng một tiếng cười vui nhộn.
Bộ phim hoạt hình có sự xuất hiện của vịt Donald
Bắt đầu từ những năm 1970, những tập phim hoạt hình có chú vịt vui nhộn của Disney đã bắt đầu biến mất ở Phần Lan, bởi lẽ người ta cảm thấy khó chịu khi vịt Donald...không chịu mặc quần.
Ủy ban Thanh thiếu niên Helsinki (thủ đô Phần Lan) tuyên bố rằng những phim hoạt hình này bỏ bê giá trị gia đình, đe doạ đạo đức, và phổ biến một nỗi ám ảnh không tự nhiên với tiền bạc vật chất.
Shrek 2
Bộ phim “Shrek 2” cũng đã bị cấm chiếu ở toàn bộ các rạp phim tại Israel do nhạy cảm và xúc phạm nhân vật nổi tiếng.
Trong một cảnh gây xôn xao trong bộ phim đó là các anh hùng nói "to bobbit", có nghĩa là họ muốn cắt bỏ các cơ quan nội tạng của một nhân vật. Động từ này xuất hiện sau một vụ tai nạn xảy ra ở nhà của John Bobbit, khi mà vợ của John đã vô tình cắt phải "của quý" của anh chàng này.
Các tác giả lồng tiếng đã quyết định thay thế thời điểm này bằng trò đùa về một ca sĩ nổi tiếng của Israel có tông giọng rất cao. Tất nhiên, David D'Or - ca sĩ được nhắc đến không thích trò đùa này và đã kiện các tác giả của bộ phim hoạt hình.
Looney tunes
Trong một tập phim, nhân vật của “Looney tunes” đã muốn trộm cắp bia để say xỉn. Rõ ràng, đây là thông điệp hết sức sai lầm cho các khán giả trẻ và chẳng có gì ngạc nhiên khi tập phim này đã bị “xóa sổ” lúc lên sóng trên màn ảnh nhỏ.
(Tổng hợp Dân trí, Game8, Vnreview)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Bất ngờ với lý do cấm chiếu của 12 bộ phim hoạt hình được yêu thích tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].