Quarantine (cách ly/kiểm dịch)
Từ “Quarantine” (cách ly) bắt nguồn từ tiếng Ý, là phương ngữ của dân Venice “quaranta giorni”, có nghĩa là “40 ngày”.
Nguồn gốc của từ này bắt đầu từ giữa thế kỷ 14, bệnh dịch Cái Chết Đen đã lấy đi sinh mạng của 30% dân số châu Âu.
Để tránh dịch bệnh, người dân đã lên thuyền đi đến Ragusa - một thành quốc (thành phố nhưng có độc lập và chủ quyền như một nước) cai trị bởi dân Venice - phải ở tách biệt tại khu vực hạn chế trong 30 ngày, về sau nâng lên 40.
Nepotism (gia đình trị)
Từ này bắt nguồn từ thế kỷ 15, liên quan đến sự thiên vị của Giáo hoàng với con cháu và đưa họ lên làm người kế nhiệm.
“Nepotism” (gia đình trị) rõ ràng là sự thiếu công bằng, sự thiên vị dành cho họ hàng có mầm mống từ Giáo Hoàng Sixtus IV trong thời gian tại vị 1471- 1484, khi ông đã nâng đỡ nhiều thành viên trong gia đình, nhất là các cháu trai của mình. “Cháu trai” trong tiếng Ý là “nipote”, và vào thế kỷ 17 biến thể của nó là “nepote”, từ đó chúng ta có từ “nepotism”.
Tuy nhiên, không riêng gì cá nhân ai, bất cứ Giáo Hoàng nào khi nắm trong tay quyền lực đều duy trì thói quen cha truyền con nối.
Năm 1667, tác giả Gregorio Leti còn viết một quyển sách mang tên Il Nepotismo di Roma, trong đó đề cập nhiều chương về việc các Giáo Hoàng trao quyền kế vị cho con cháu.
Fame (danh tiếng)
Theo thần thoại Hy Lạp, có một nữ thần tên à Pheme, phép màu của nàng đã giúp tiếng Anh ngày nay có từ fame (danh tiếng). Tương truyền, nếu nàng thấy thích ai, nàng sẽ ban cho người đó vinh quang. Còn ghét ai, nàng sẽ khiến người đó dính toàn tai tiếng.
Nữ thần Pheme, hay còn gọi là Fama trong thần thoại La Mã là hiện thân của danh tiếng, nếu một người có tài có đức, nàng sẽ loan báo kỳ tích và khiến họ nổi tiếng.
Virgil, một nhà thơ của thành La Mã đã viết về nàng như thế này:
Chân nàng chạm mặt đất,
nhưng đầu óc nàng trên mây
Biến nhỏ nhặt thành vĩ đại
và vĩ đại hóa khổng lồ
Và thế là ngày nay, chúng ta có từ "fame" theo tên nàng.
Gossip (buôn chuyện)
"Gossip" trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Anh cổ “godsibb”, chỉ những người làm cha mẹ đỡ đầu cho con cái bạn bè. Shakespeare dùng “gossip” đúng theo dạng danh từ, nhưng nhà văn cùng thời Thomas Heywood lại dùng nó như một động từ.
Cho đến một lần Shakespeare đã phá lệ và dùng “gossip” ở dạng động từ: “I’ll gossip at the feast” (Ta sẽ buôn chuyện ở bữa tiệc), theo cách mà ta dùng ngày nay. Bữa tiệc “feast” là nơi người ta buôn chuyện, tán gẫu.
Đến thế kỷ 19, “gossip” được hiểu như ý nghĩa ta dùng hiện nay - buôn dưa lê về người khác và tung tin đồn nhảm.
Lunatic (người điên)
Thời cổ đại, người ta tin rằng các tuần trăng là nguyên nhân khiến người ta phát cơn điên. Đây chính là nguồn gốc của từ “lunatic”, trong đó “luna” là từ Latin chỉ mặt trăng.
"Lunatic"ban đầu được dùng để chỉ người điên từ thế kỷ thứ 4. Các nhà chiêm tinh vẫn cho rằng, người ta thường lên cơn khùng vào những tuần trăng tròn. Aristotle còn khẳng định trăng tròn khiến những người rối loạn lưỡng cực hóa điên.
Thậm chí, đến tận thế kỷ 19, các luật sư còn đổ lỗi cho mặt trăng để bào chữa lỗi cho thân chủ.
Nice (tốt/đẹp/mang tính tích cực)
Có lẽ, từ khiến chúng ta ngạc nhiên nhất chính là từ Nice. Ngày xưa, từ này không dùng cho nghĩa tích cực.
Những năm 1400, "nice" bắt đầu được dùng để gọi những thứ nhút nhát, tinh xảo, hoặc những người ăn mặc đẹp.
Đến tận thế kỷ 18, “nice” mới mang ý nghĩa như chúng ta dùng hiện nay, để chỉ những thứ tốt hoặc mang tính tích cực. Vào cùng thời điểm đó, cụm từ “make nice”, ý chỉ làm dịu một tình huống căng thẳng, đã làm tôn thêm ý nghĩa của từ này như chúng ta dùng bây giờ.
Quiz (câu đố)
Năm 1791, Richard Daly đã chơi một trò cá cược kỳ lạ. Ông cá với bạn mình rằng, trong 48 tiếng có thể khiến một từ vô nghĩa do ông nghĩ ra trở thành đề tài bàn tán của dân Dublin.
Và thế là ngày hôm đó, ông sai nhân viên đi khắp thành phố và viết một từ lạ lẫm: “quiz” ngẫu nhiên lên các bức tường. Ngày hôm sau, mọi người đều nói về hiện tượng kì lạ này, và “quiz” trở thành một phần ngôn ngữ của họ.
Nhưng phải đến tận giữa thế kỷ 19 từ này mới phát triển thành ý nghĩa ta dùng thời nay. Ban đầu, nó có nghĩa là một người kỳ quặc, hoặc để chỉ một loại đồ chơi như yoyo.
Theo Lostbird
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Bật mí nguồn gốc thú vị của những từ tiếng Anh phổ biến mà bạn vẫn hay dùng hiện nay tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].