Bác sĩ cảnh báo: Khi bị bỏng tuyệt đối không chườm đá, thoa kem đánh răng, bôi nước mắm

Dùng kinh nghiệm dân gian như chườm đá, thoa kem đánh răng... để chữa bỏng là cách mà nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn không ít các nguy cơ.

Không ít bệnh nhi bị bỏng đến Khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng quốc gia trong tình trạng nhiễm khuẩn, bỏng càng nặng do người thân tuỳ tiện chữa vết bỏng bằng kinh nghiệm dân gian. 

Theo Đại tá, PGS. TS Hồ Thị Xuân Hương - Phó chủ nhiệm khoa Bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia: Việc tùy tiện chữa vết thương bỏng bằng cách bôi đủ thứ như: Kem đánh răng, mỡ trăn, nước mắm, lòng đỏ trứng gà lên vết bỏng đã khiến không ít bệnh nhân buộc phải nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng với chi phí điều trị tăng cao. 

Bác sĩ Xuân Hương cũng cho biết thêm, khi bôi kem đánh răng, mỡ trăn, dầu cá lên vết thương bỏng sẽ có cảm giác vết bỏng đỡ rát, nhưng thực tế lại không có tác dụng hạ nhiệt cho vết bỏng. 

Vì vậy, bác sĩ Xuân Hương nhấn mạnh: Tuyệt đối không chườm đá lạnh, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng, nước mắm, mỡ trăn lên vết bỏng. 

Chườm đá lạnh 

Không ít gia đình có phản ứng chườm đá lạnh ngay sau khi trẻ bị bỏng mà không biết điều này có thể gây tổn thương thêm cho bé. 

PGS. TS Xuân Hương cảnh báo: Tuyệt đối không được dùng đá để chườm lạnh lên vết bỏng vì các tinh thể đá sẽ làm đông cứng tế bào, gây tổn thương hoại tử ướt, lúc này tình trạng bỏng của bệnh nhân sẽ nặng thêm. 

Bác sĩ cảnh báo: Khi bị bỏng tuyệt đối không chườm đá, thoa kem đánh răng, bôi nước mắm 0

Theo bác sĩ Hương, cơ thể bình thường ở nhiệt độ 37 độ C. Khi bị bỏng, vùng tổn thương đã bị mất nhiệt, cộng thêm việc bị chườm đá lạnh, sự mất nhiệt lại tăng thêm. Các tinh thể đá đã làm đông cứng tế bào, gây tổn thương nếu chườm, ướp đá quá 30 phút.

Mức độ tổn thương do bỏng lạnh không nhìn thấy, nhưng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh. Bác sĩ khi xử trí vết bỏng cũng không phân biệt được bỏng lạnh mới hay bỏng cũ. Loại hoại tử này không diễn biến mạnh nhưng khiến khả năng bảo tồn khi điều trị vết bỏng khó khăn, thậm chí phải cắt cụt.

Thoa kem đánh răng 

Nhiều người dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng.

PGS.TS Xuân Hương cho biết: Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi kem đánh răng là loại hoá chất có chứa kiềm, khi gặp môi trường thuận lợi như những vết thương do nhiệt độ cao gây nên sẽ xâm nhập và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm (bỏng kiềm), nhiễm trùng khiến khu vực bị bỏng lâu lành hoặc tăng mức độ đau đớn bỏng rát.

Bác sĩ cảnh báo: Khi bị bỏng tuyệt đối không chườm đá, thoa kem đánh răng, bôi nước mắm 1

PGS. TS Xuân Hương giải thích: Kem đánh răng có tính chất the the, mát mát nên nhiều người tin rằng việc bôi kem đánh răng lên vết bỏng có thể làm mát vết thương một cách nhanh nhất. Việc bôi kem đánh răng có thể vô tình khiến bệnh nhân lại bị bỏng kiềm thêm một lần nữa.

Bôi lòng đỏ trứng, nước mắm 

PGS. TS Xuân Hương cho biết: Đối với các chất khác như nước mắm, lòng đỏ trứng khi bôi vào vết bỏng sẽ không đảm bảo được vô trùng, không có tác dụng kháng khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng là rất lớn. Khi đó, việc điều trị sẽ càng phức tạp và nguy hiểm hơn, thậm chí khiến người bệnh tử vong do sốc.. 

Bác sĩ cảnh báo: Khi bị bỏng tuyệt đối không chườm đá, thoa kem đánh răng, bôi nước mắm 2

Đến nay chưa có một nghiên cứu nào công bố về tác dụng của lòng đỏ trứng trong việc chữa bỏng. Theo các nhà khoa học, lòng đỏ trứng chính là môi trường để vi khuẩn phát triển khiến vết bỏng dễ bị nhiễm trùng và mức độ bỏng càng nặng thêm.

PGS.TS Xuân Hương khuyến cáo việc dùng lòng trắng trứng chữa bỏng có thể làm vết thương nhiễm khuẩn tăng nặng.

Mỡ trăn 

Theo giải thích của nhiều người, mỡ trăn rất mát, lành da nên khi bị bỏng bất kể là do nguyên nhân nào, cũng là cứu cánh hiệu quả ngay tức thời, giúp bệnh nhân nhanh dịu da. 

Bác sĩ cảnh báo: Khi bị bỏng tuyệt đối không chườm đá, thoa kem đánh răng, bôi nước mắm 3

Tuy nhiên, PGS.TS Xuân Hương, chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc bôi mỡ trăn ngay khi phát hiện bỏng sẽ có tác dụng tốt. Theo lời khuyên của bác sĩ Hương, chỉ nên bôi mỡ trăn trong thời gian sau điều trị, khi đó mỡ trăn có thể làm se vết thương nhanh hơn.

Tú Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính