Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà mẹ thay bỉm cho con để lại ghế của quán khiến cộng đồng mạng tranh cãi kịch liệt

Sau khi đến quán cà phê sang chảnh quen thuộc và 'hết hồn' khi thấy chiếc bỉm em bé nằm chình ình ở ghế đối diện, cô gái trẻ đăng lên mạng với tâm trạng đầy bức xúc, kéo theo tranh cãi không dứt của cộng đồng mạng.

bim1-1

 

Việc thay bỉm cho con luôn là một vấn đề khá 'đau đầu' với các bà mẹ, nhất là khi ở những nơi công cộng. Đôi khi, một chuyện nhỏ như... chiếc bỉm cũng có thể trở thành một cuộc 'phím chiến' không hồi kết khi câu chuyện ý thức được đưa vào.

Chuyện chiếc bỉm 'vô duyên'

Chuyện vệ sinh của con trẻ vốn là chuyện 'thường ngày ở huyện', và một chiếc bỉm em bé thì càng chẳng có tội tình gì, tuy nhiên khi nó không nằm trong thùng rác nhà vệ sinh mà lại ở trên chiếc ghế trong quán cà phê thì lại là chuyện khác.

Cô gái trẻ đến Highlands Coffee và nhìn thấy cảnh tượng ấy đã chia sẻ đầy bức xúc:

'Chả hiểu ông bố bà mẹ nào vui tánh thay bỉm cho con tại quán rồi đặt ngay ngắn, chễm chệ giữa ghế như báu vật thế kia (dù trung tâm thương mại có nhiều wc sạch sẽ và thùng rác chứ k phải chỗ hẻo lánh)'.

bim1-1

 

Sau khi đăng tải, không ít người tỏ ra đồng cảm với cô gái và 'ném đá' bà mẹ để quên chiếc bỉm em bé kia kịch liệt.

Nhiều người cho rằng dù cố ý hay quên cũng là do ý thức, khi người mẹ không đặt vệ sinh nơi công cộng lên hàng đầu nên thường dễ dàng bỏ quên nếu có những thứ khác làm xao nhãng. 

bimba4

 

bimba5

 

bimba6

 

bimba7

 

Ngược lại, cũng có rất nhiều ông bố, bà mẹ bênh vực cho người mẹ trong câu chuyện. Họ cho rằng đây là do chứng đãng trí thường có ở các bà mẹ sau khi sinh nở, và việc thay tã cho con nhiều khi không hề đơn giản do đồ đạc lỉnh kỉnh, nhất là khi không có người phụ giúp. 

bimbe1

 

bimbe2

 

bimbe3

 

bimbe4

 

bimbe5

Sự hay quên của các bà mẹ được chia sẻ đầy hài hước

Vệ sinh cho con ở nơi công cộng - vô ý thức hay đáng thông cảm?

Việc người mẹ kia thật sự cố ý hay chỉ vô tình để quên chiếc bỉm của con chẳng đáng phải trở thành tranh cãi. Nhưng xoay quanh việc có nên vệ sinh cho con ở chỗ công cộng hay không vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều. 

Bên cạnh việc là một sơ suất, nhiều người cho rằng vấn đề nằm ở chỗ thay bỉm cho con trong quán hay nơi công cộng nói chung cũng đã là một hành động khó chấp nhận. 

bimba1

 

bimba2

 

Trong khi đó, các ông bố bà mẹ lại cho rằng đây là việc hoàn toàn bình thường, đáng được thông cảm, bởi con trẻ nhiều khi quấy khóc khó chiều, và nhà vệ sinh công cộng thường không đủ sạch, nhiều vi khuẩn. 

bimtc3

 

bimtc6

 

bimtc4

 

Chuyện không của riêng ai

Để giữ vệ sinh cho trẻ, các nhà vệ sinh ở những khách sạn hay trung tâm thương mại lớn trên thế giới thường lắp đặt các bàn thay tã cho trẻ, khi không dùng đến, chung được gấp gọn vào tường. Khi sử dụng, chúng được kéo ra với bệ đỡ để đặt trẻ nằm lên, móc treo đồ và giá để giấy vệ sinh.

bimthay3

 

Tuy nhiên, ngay cả ở những nước phát triển như Mỹ, đây cũng là một vấn đề khá 'nan giải' với nhiều phụ huynh.

Bởi mặc dù tổng thống Obama đã thông qua luật yêu cầu phải có bàn vệ sinh cho trẻ nhỏ ở cả khu vệ sinh nam và nữ, nhưng nó chỉ có hiệu lực ở những tòa nhà thuộc quyền chính phủ.

bimthay2

Ở Úc, các ông bố còn 'biểu tình' đòi lắp đặt cả bàn thay tã cho trẻ ở nhà vệ sinh nam

Ngược lại, ở nhiều nhà hàng vừa và nhỏ, phụ huynh đôi khi vẫn rơi vào tình thế 'tiến thoái lưỡng nan' vì khu vệ sinh không tiện thay tã cho trẻ.

Từng có trường hợp một người mẹ trẻ bật khóc vì bị nhân viên nhà hàng chỉ trích sau khi thay tã cho con trên sân vườn của nhà hàng. 

Chị Dion Skull, 31 tuổi đã bị quản lý của quán Farmhouse Cafe ở Rokers, Guildford (Anh) nhắc nhở khi chị thay bỉm cho trước mặt những vị khách khác.

bimthay5

 

Họ đã rất khó chịu về hành vi của chị nên đã phàn nàn với vị quản lý. Chị cho biết, ít nhất một tuần một lần, chị đến đây cùng hai con sinh đôi - Luca và Zack. Qua đó, chị biết được khu vực thay bỉm của cơ sở này không đủ rộng cho cả 2 cậu con trai.

Do đó, chị đã chọn bãi cỏ làm nơi để thay bỉm cho con trai. Thế nhưng sau đó, chị đã bị quản lý nhà hàng tức tối phàn nàn, phê bình khiến chị cảm giác rất xấu hổ, buồn bã.

Trong một đoạn chia sẻ trên trang cá nhân, chị cho biết: 'Tôi đã thay bỉm cho 2 con trước khi rời khỏi nhà bởi tôi biết xe đẩy của tôi không vừa với khu vực thay bỉm của quán.

Thế nhưng khi đến đó, Zack lại 'làm xấu'. Vì hôm đó con bị thủy đậu nên chúng tôi đã ngồi ở ngoài và tôi càng không thể để con chịu đựng cái bỉm bẩn đến khi về.

bimthay6

 Luca và Jack

Luca lại gặp phải hội chứng lo lắng khi bị xa cách và tôi chỉ vừa mới biết những người mẹ khác mà tôi dùng bữa cùng. Do đó tôi không thể để con một mình được.

Tôi nhanh chóng thay bỉm cho Zack ngay trên bãi cỏ nhưng người quản lý bảo rằng những khách hàng khác phàn nàn với cô ấy và khẳng định, họ sẽ không bao giờ quay trở lại nhà hàng chỉ vì tôi thay bỉm cho con trên bãi cỏ'.

Sau khi sự việc xảy ra, chị thề rằng mình sẽ không bao giờ quay trở lại quán Farmhouse Cafe nữa. 'Nó khiến tôi cảm thấy xấu hổ, buồn bã. Người quản lý hét vào mặt tôi trước mặt mọi người. Cô ấy bảo việc này thật kinh tởm và không vệ sinh.

Tôi khóc rất nhiều, tôi đã bị làm nhục giữa đám đông. Là mẹ của 2 đứa trẻ sinh đôi là một việc vất vả, người quản lý không cần phải nói với tôi về việc những khách khác phàn nàn. Nó khiến tôi cảm thấy tổn thương ghê gớm lắm', chị chia sẻ.

Sau khi đăng tải sự bức xúc của mình về thái độ của người quản lý quán cafe trên trang cá nhân, chị Dion đã nhận được sự đồng tình của những bậc phụ huynh khác.

Một người cho biết: 'Làm mẹ của một cặp song sinh thực sự rất khó khăn và căng thẳng. Nếu nơi thay bỉm không đáp ứng đủ như cầu, chị cần phải làm việc chị cho là cần thiết thôi'. 

Người khác nói thêm: 'Chỉ trích người phụ nữ này vì thay bỉm cho con nơi công cộng cho thấy có một sự thiếu thốn trầm trọng về sự thông cảm cho người khác'. 'Thành thật mà nói, quán cần hỗ trợ cho chị', một tài khoản khác bình luận.

Tuy vậy, chị Dion vẫn nhận được không ít 'gạch đá' từ cộng đồng mạng.

bimthay7

Sân vườn của quán 

Một người tự xưng là vị khách có mặt lúc chị thay bỉm cho con, đã bình luận: 'Tôi không muốn nhìn thấy cái bỉm dơ bẩn của con chị khi tôi đang ăn trưa. Bàn kế bên tôi cũng thấy kinh tởm'.

Tuy nhiên, bình luận này lại bị nhiều người khác lên tiếng chỉ trích nên sau đó, người này đã xóa đi bình luận của mình.

Ranh giới giữa ý thức và cảm thông

mevabe1

 

Nuôi dạy một đứa trẻ là không hề dễ dàng. Có rất nhiều thứ rối như mớ bòng bong cho tâm trí của các bà mẹ - con đã ăn no chưa, có quấy khóc không, mặc đủ ấm chưa, thậm chí sau khi con đi vệ sinh thì điều đầu tiên mà các 'mẹ bỉm sữa' nghĩ đến là liệu phân của con có được bình thường hay không, chứ không phải điều gì khác.

Với ti tỉ mối bận tâm như thế, việc cảm thông cho những 'nhớ nhớ, quên quên' của những người mẹ là điều mà chúng ta nên có.

Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc chúng ta tự hỏi làm thế nào để có thể vừa chăm con mà vẫn lịch sự, văn minh và không ảnh hưởng đến sinh hoạt nơi công cộng, thay vì tặc lưỡi và tự cho rằng đây là 'chuyện thường' và nên được cảm thông vô điều kiện?

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO