Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ gặp phải nhiều vấn đề, một trong số đó là hiện tượng đau bụng trên. Vậy việc bị đau bụng trên khi mang thai là do nguyên nhân gì?
Bà bầu đau bụng trên do tử cung phát triển
Thai nhi lớn dần lên điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sẽ phải nở rộng ra và gây ra những chèn ép, áp lực lên đường ruột. Tình trạng này khiến mẹ bầu có thể thấy xuất hiện hiện tượng buồn nôn và đau bụng trên. Trong trường hợp này, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì đó là dấu hiệu bình thường của một chu kỳ mang thai.
Dấu hiệu bong nhau thai sớm
Khi bất ngờ bị những cơn đau bụng trên tấn công, các mẹ bầu hãy nghĩ đến vấn đề bong nhau thai sớm. Nếu thai phụ bị bong nhau thai ở mức độ nhẹ thì âm đạo sẽ xuất hiện một chút máu và đi kèm với nó là hiện tượng đau nhẹ vùng bụng trên.
Nếu bong nhau thai ở mức độ trung bình, lượng máu âm đạo ra sẽ khoảng 400ml và cơn đau bụng cũng mạnh hơn. Đặc biệt nếu đau bụng dữ dội và lượng máu mất đi khá nhiều thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay vì đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm.
Xem thêm: Bà bầu cần lưu ý gì về chế độ ăn uống?
Táo bón hoặc đầy hơi
Tình trạng táo bón, đầy hơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng trên. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ như súp lơ, các loại đậu, bí ngô... để cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Đồng thời, việc uống nhiều nước sẽ giúp lợi tiểu, hạn chế được nguy cơ khó tiêu ở mẹ bầu. Ngoài nước lọc, bà bầu có thể uống thêm nước dừa, nước mía nhưng không nên uống quá nhiều.
Tiền sản giật cũng có thể là lý do gây đau bụng trên ở phụ nữ có thai
Tiền sản giật là một vấn đề vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kì trở đi. Những mẹ bầu bị cao huyết áo, có lượng protein trong nước tiểu, mặt, chân tay bị phù nề… thường có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.
Nếu nhận thấy những cơn đau bụng trên bất ngờ xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như đau đầu dữ dội, thị giác bị thuyên giảm, luôn có cảm giác buồn nôn và nôn thì mẹ bầu cần đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Viêm đại tràng
Mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý khi thấy phần bụng trên thường đầy hơi, đau tức bụng… thì mẹ bầu phải lập tức đến bệnh viện để xác định xem mình có bị bệnh viêm đại tràng hay không.
Cách điều trị đau bụng trên khi mang thai?
Thông thường, khi nghỉ ngơi nhiều, triệu chứng đau bụng của bà bầu cũng giảm đi. Ngoài ra, mất nước cũng có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn, vì vậy hãy uống thật nhiều nước.
Nếu những cơn đau đến thường xuyên, bạn hãy thử tắm nước ấm.
Nước ấm giúp bà bầu dễ chịu hơn vào 3 tháng cuối thai kì khi không chỉ làm giảm chứng đau bụng mà còn cả cơn đau lưng.
Nếu chỉ có những cơn đau bụng, bạn không cần phải quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu thấy những cơn co thắt ở bụng tăng tần suất hoặc quá mạnh, hoặc không đỡ khi nằm xuống và nghỉ ngơi thì bà bầu cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Trên đây là một số nguyên nhân và giải pháp khi bà bầu bị đau bụng trên. Bà bầu cần lưu ý nếu sắp đến ngày sinh mà có cơn đau bụng trên quằn quại đi kèm với một số dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết âm đạo, đau đầu, buồn nôn, mắt mờ, choáng váng,… thì bà bầu cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Minh Ái (tổng hợp)Bạn đang xem bài viết Bà bầu đau bụng trên do đâu và nguy hiểm như thế nào? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].