Vì sao bà bầu bị đau lưng?
Đau lưng thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, nhưng nguyên nhân chính xác của hiện tượng này cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu rõ.
Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này là:
Tăng cân
Cơ thể phụ nữ cũng tăng từ 10-15 cân khi mang thai. Cột sống phải chịu toàn bộ sức nặng này.
Tình trạng tăng cân chủ yếu làm đau phần thắt lưng dưới. Em bé lớn dần lên và tử cung cũng làm tăng thêm áp lực lên mạch máu và các dây thần kinh ở phần khung xương chậu và lưng.
Thay đổi tư thế
Mang thai làm thay đổi trọng tâm của bạn.
Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai làm cho cột sống thắt lưng càng phải cong nhiều hơn về phía trước, và các cơ vùng thắt lưng phải căng hơn nhiều để có thể giữ một trọng lượng 5-10kg phía trước cột sống
Kết quả là, bạn có thể dần dần - thậm chí không nhận thấy - bắt đầu điều chỉnh tư thế và cách bạn di chuyển. Điều này có thể dẫn đến đau lưng.
Hormone thay đổi
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn tạo ra một loại hormone gọi là relaxin cho phép các dây chằng trong vùng chậu giãn ra và khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Sự thay đổi hormone này khiến cho dây chằng hỗ trợ cột sống có thể nới lỏng, dẫn đến sự bất ổn và đau đớn.
- Chia tách của cơ:
Khi tử cung mở rộng, hai dải cơ bắp trực tràng, chạy từ xương sườn đến xương mu, có thể tách dọc theo đường nối trung tâm. Sự tách biệt này có thể làm trầm trọng hơn cơn đau lưng.
- Căng thẳng:
Stress có thể gây căng cơ ở lưng, khiến bà bầu thấy đau lưng hoặc co thắt lưng. Bạn có thể thấy rằng cảm giác đau lưng tăng trong giai đoạn mang bầu vì lý do cảm xúc.
7 cách để bớt đau lưng khi mang bầu
Một tin tốt cho các bà bầu là: Trừ khi bà bầu bị đau lưng kinh niên trước khi mang thai, cơn đau sẽ giảm dần trước khi sinh em bé.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể thực hiện những cách sau để làm cho cơn đau thưa hơn và nhẹ nhàng hơn:
- Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn tăng cường cơ và tăng tính linh hoạt. Điều đó có thể giảm bớt căng thẳng lên cột sống của bạn. Các bài tập an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai bao gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe tại chỗ, Yoga.
Bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu vật lý của bạn có thể đề nghị các bài tập để củng cố lưng và bụng của bạn.
- Chườm nóng hoặc lạnh luân phiên
Bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ về vấn đề này.
Nếu bác sĩ của bạn đồng ý, hãy bắt đầu bằng cách chườm lạnh (bằng túi đá hoặc rau đông lạnh quấn trong một chiếc khăn) trên vùng đau đớn đến 20 phút vài lần trong ngày.
Sau hai hoặc ba ngày, chuyển sang chườm nóng - đặt một gối chườm hoặc chai nước nóng vào vùng lưng đau. Bạn cần lưu ý: không tác động nhiệt vào bụng khi mang thai.
- Cải thiện tư thế
Sử dụng đúng tư thế khi làm việc, ngồi, ngủ là một động thái tốt.
Việc sử dụng gối chèn khi ngủ cũng sẽ làm bà bầu bớt đau lưng.
Khi ngồi ở bàn làm việc, hãy đặt một chiếc khăn cuộn lại phía sau lưng để hỗ trợ; đặt chân lên một chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai của bạn xuôi xuống.
Nếu đau lưng do stress, hãy trò chuyện với một người bạn có kinh nghiệm, hoặc chuyên giam tâm lý nếu cần.
- Châm cứu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể có hiệu quả trong việc giảm đau lưng khi mang thai. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện biện pháp này.
Thêm lời khuyên:
- Nếu bạn cần phải lấy một cái gì đó từ dưới đất, hãy sử dụng chân của bạn để ngồi xổm hơn là uốn lưng.
- Không đi giày cao gót.
- Đừng ngủ với tư thế nằm ngửa (nằm trên lưng).
Trong một số ít trường hợp, đau lưng nghiêm trọng có thể liên quan đến một số vấn đề như: loãng xương thai kỳ, viêm khớp, viêm khớp tự hủy...
Những cơn đau theo nhịp điệu ở cột sống cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
Nếu bạn trải qua những triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Những cách để mẹ bầu giảm bớt đau lưng khi mang thai lớn tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].