Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn có nguy hiểm không?

Chứng bệnh đau đầu khi mang thai ở bà bầu có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dưới đây là những tư vấn dành cho bạn.

Rất nhiều chị em mắc chứng đau đầu buồn nôn, đau nửa đầu, nhức đầu chóng mặt... khi mang thai. Tuy nhiên đến nay, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác tại sao khi mang bầu các mẹ lại có khuynh hướng đau đầu thường xuyên hơn; Nhiều khả năng là do biến động hormone trong cơ thể: 

Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu: Đây là thời điểm cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi, hormone nội tiết tố thay đổi dẫn đến việc thay đổi quá trình lưu thông máu cũng như làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể.

Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối: Ở giai đoạn này, trọng lượng của thai nhi tăng lên, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và dẫn đến chứng đau nhức đầu.  

  Bà bầu bị đau đầu buồn nôn có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra đau nhức đầu ở phụ nữ mang thai như: Stress, mệt mỏi, nghén, chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều caffein, hay để cơ thể bị đói...

Bà bầu bị đau đầu có nguy hiểm không?

Thông thường, những cơn đau đầu thường 'hành hạ' mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít người nghĩ rằng, đây chỉ là chứng bệnh bình thường và không mấy để tâm. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, đau đầu khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật xảy trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

Một số triệu chứng đi kèm như ốm nghén như buồn nôn, ói mửa, suy giảm trí nhớ, thị lực… khiến thai phụ luôn trong trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống của mẹ bầu và cả sự phát triển của thai nhi.  

Nguy hiểm hơn khi bệnh này đi kèm chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, nó sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.

Cách chữa đau đầu buồn nôn khi mang thai

Trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ nếu xuất hiện các triệu chứng đau nhức đầu nhẹ bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây: 

Chườm lạnh

Khi bị căng thẳng, stress,… mẹ bầu có thể chườm lạnh ở cổ để giúp tan đi cơn đau và mệt mỏi. Lưu ý rằng nên để nước mát vừa phải, không nên để quá lạnh có thể khiến cho cơ thể giảm nhiệt gây ra các triệu chứng bệnh khác.

Tắm hoa sen

Một vài người khi chịu những cơn đau nửa đầu, họ thường đi tắm. Việc tắm có thể tạm thời làm cho đỡ đau nhức. Nếu như bạn không thể tắm, hãy vã nước lạnh lên mặt. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho những người bị đau nhức cả đầu. 

  Tắm vòi sen là một trong những cách giảm đau đầu tạm thời.

Tắm vòi sen là một trong những cách giảm đau đầu tạm thời.

Thiền, yoga, mát xa cổ vai và lưng

Massage cơ thể nhẹ nhàng, yoga, thiền và bấm huyệt ở chân từ 1- 2 phút cũng giúp lưu thông máu và làm cho cơn đau đầu của bạn giảm đi trông thấy.  

Nghỉ ngơi

Cố gắng chợp mắt, nghỉ ngơi là một cách giúp giảm cơn đau đầu buồn nôn. Ngoài ra, mẹ bầu nên thư giãn trong một căng phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. Tránh thức khuya hay ngủ quá nhiều, nên có một chế độ sinh hoạt điều độ. 

Lưu ý: Khi xuất hiện các cơn đau nhức vùng đầu, các bà mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đau đầu kể cả có nguồn gốc thiên nhiên. Bởi, một số loại thuốc gây nguy hiểm cho thai nhi.  

Nếu đau dữ dội và không thể giảm đau bằng các cách thức trên thì cần lập tức thăm khám bác sĩ để có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.  

Mách mẹ cách phòng tránh đau đầu khi mang bầu 

- Hạn chế thức quá khuya và dậy quá muộn, đồng thời nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Không để cơ thể rơi vào tình trạng quá đói vì chúng có thể làm giảm đường huyết dẫn tới nhức đầu.

- Bổ sung hydrate bằng cách uống nhiều nước lọc và nước trái cây tươi tránh sự thiếu hụt nước trong cơ thể nhằm hạn chế nguy cơ đau đầu khi mang thai.  

  Uống đủ nước, bổ sung thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Uống đủ nước, bổ sung thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

- Tránh ăn các thực phẩm chứa quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo như socola, sữa chua, pho mát, thịt chế biến sẵn… và các loại rượu, nước ép có chất bảo quản, đồ uống có ga, cà phê, ... trong 3 tháng đầu thai kỳ

- Giữ tinh thần thoải mái: Kiểm soát căng thẳng, không để stress, buồn bực kéo dài lâu.

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn cần thông báo cho bác sĩ để có những chỉ dẫn an toàn. 

Linh Hà

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính