Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Các loại đau đầu thường gặp và cách điều trị hiệu quả

Đau đầu là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức đầu như việc thay đổi thời tiết, căng thẳng hoặc một số bệnh lí gây ra.

Dưới đây là một số loại đau đầu thường gặp bạn cần phân biệt để có cách phòng và điều trị hiệu quả:

Đau đầu do căng thẳng thần kinh 

Các chuyên gia cho rằng, những triệu chứng dưới đây có thể là do sự co lại của cơ cổ và bắp thịt (dấu hiệu của căng thẳng) và có thể là do thay đổi các chất hóa học trong não. 

  Nếu bạn xuất hiện những cơn đau nhức vùng đầu ở vị trí này có thể bạn đang bị căng thẳng.

Nếu bạn xuất hiện những cơn đau nhức vùng đầu ở vị trí này có thể bạn đang bị căng thẳng.

Dấu hiệu nhức đầu do căng thẳng: 

- Bệnh nhân có cảm giác đau nhức cả hai bên đầu, cơn đau diễn ra thường xuyên, liên tục.

- Đau đầu không theo nhịp (rất khác với chứng đau nửa đầu), thay vào đó là cảm giác như có dây thắt chặt quanh đầu, đau mạnh hai bên thái dương.

- Cơn đau bắt đầu từ vùng cổ, ban đầu nhẹ nhưng sẽ nặng dần lên.

- Đau đầu nhiều ngày thậm chí nhiều tuần liên tục.

Cách điều trị: 

Nếu không may gặp phải những cơn đau đầu do áp lực căng thẳng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ. 

Ngoài ra, bạn nên tạo lập thói quen tham gia các hoạt động thể chất cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ não bộ. 

Tiến sĩ Sara H.Schramm, Trường đại học Y Duisburg-Essen (Đức) cho biết, chứng bệnh đau đầu do căng thẳng là chứng bệnh ngày càng phổ biến, nó ảnh hưởng tới khoảng 80% dân số nói chung. Phát hiện sớm sẽ giúp chúng ta có cách chữa trị phù hợp.

Đau nửa đầu 

Đau nhức nửa đầu là trạng thái nhức đầu kinh niên, có thể đau đáng kể trong nhiều giờ hoặc thậm chí cả ngày. Đây là một dạng đau đầu có nguồn gốc từ quá trình trao đổi chất và sự giãn nở của các mạch máu trong não bộ. Một số nghiên cứu cho rằng, căn bệnh này cũng có thể xuất hiện do yếu tố di truyền. 

  Đau nửa đầu liên quan đến sự giãn nở của các mạch máu não.

Đau nửa đầu liên quan đến sự giãn nở của các mạch máu não.

Triệu chứng đau nửa đầu: 

- Đau nhức một bên đầu nhất là quanh thái dương và trán; cơn đau có sự hướng đau lan truyền khắp quanh vùng sọ.

- Cơn đau này thường kéo dài từ 4-72 giờ và sẽ nặng hơn nếu như vận động thể chất trong cơn đau

-Một số triệu chứng đi kèm như: buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, cảm giác có các đường ngoằn ngoèo trước mắt, sợ tiếng động, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi ở những chỗ yên tĩnh. 

Cách điều trị: 

Thuốc được sử dụng để chống lại chứng đau nửa đầu rơi vào hai loại chính:

Loại thuốc giảm đau: Điều trị cấp tính, các loại thuốc được chỉ định trong các cơn đau nửa đầu và được chỉ định để ngăn chặn các triệu chứng đã bắt đầu.

Loại thuốc dự phòng: Những loại thuốc được dùng thường xuyên, thường là hàng ngày, để giảm bớt mức độ nghiêm trọng hoặc tần số của chứng đau nửa đầu. 

Để phòng ngừa chứng đau đầu nên hạn chế dùng rượu, sôcôla, đồ ăn nhiều mỡ, mì chính, dùng ít các gia vị cay nóng... và cố gắng hạn chế mất ngủ, stress hay hút thuốc lá.

Đau đầu từng cơn 

Căn bệnh đau đầu diễn ra từng cơn và thường tại cùng 1 thời điểm trong ngày, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, có lúc dừng một thời gian rồi lại tái lại.1-2. 

  Đau đầu từng cơn chủ yếu xảy ra ở nam giới trung tuổi, nhất là những người có thói quen hút thuốc hoặc nghiện thuốc lá. 

Đau đầu từng cơn chủ yếu xảy ra ở nam giới trung tuổi, nhất là những người có thói quen hút thuốc hoặc nghiện thuốc lá. 

Triệu chứng:

- Cơn đau mặt dữ dội một bên, lặp đi lặp lại đều đặn, có cảm giác đau đầu buồn nôn.

- Cơn đau thường gặp nhất theo từng vùng trên mặt, tập chung ở ổ mắt, sau đó lan tỏa ra trán, thái dương, các vùng gò má và cánh mũi. Cũng có thể đau ở vòm họng, xương hàm hay vùng cổ.

- Các triệu chứng đi kèm về mắt: chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, sụp mi, co đồng tử…

- Các triệu chứng về mũi: ngạt mũi một bên hoặc chảy nước mũi. 

Cách điều trị đau đầu từng cơn: 

Bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc như corticoid, lithium hay methyergid… theo chỉ dẫn của bác sỹ. Ngoài ra, bạn nên tránh các yếu tố khởi phát cơn đau. 

Đau đầu do viêm xoang

Đau nhức đầu do xoang là nhức đầu có thể kèm theo viêm xoang, một tình trạng mà lớp màng lót xoang trở nên phù nề và viêm. Lúc này, bạn có thể cảm thấy áp lực xung quanh mắt, má và trán.

  Đau nhức đầu xoang thường không kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.

Đau nhức đầu xoang thường không kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.

Triệu chứng nhức đầu do xoang: 

- Đau, áp lực vùng lông mày, má hoặc trán. Đau có thể tồi tệ hơn khi uốn cong người về phía trước hoặc nằm xuống.

- Nước mũi màu vàng-xanh lá cây hoặc nhuốm máu.

- Đau họng, sốt, ho, mệt mỏi.

- Cảm giác đau nhức trong răng hàm trên.

- Đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Cách điều trị: 

Nếu được chẩn đoán bị viêm xoang, bác sĩ có thể khuyên nên dùng:

Thuốc kháng sinh: Hãy chắc chắn kết thúc toàn bộ liều thuốc theo quy định - thậm chí nếu các triệu chứng và dấu hiệu biến mất trước khi tất cả liều thuốc đã hết. Đây là cách duy nhất để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc xịt mũi corticosteroid hoặc thuốc viên. Bác sĩ có thể kê toa thuốc này nếu viêm xoang có liên quan đến viêm nhiễm hoặc dị ứng. 

Đau nhức đầu hồi ứng (Rebound headaches)

Đau đầu hồi ứng Rebound là do sử dụng thường xuyên thuốc đau nhức đầu. Thuốc giảm đau điều trị cứu trợ cho nhức đầu thường xuyên, nhưng nếu dùng chúng nhiều hơn một vài ngày một tuần, có thể gây ra đau đầu hồi ứng.

Các loại đau đầu thường gặp và cách điều trị hiệu quả 4

Các triệu chứng:

- Đau nhức đầu có xu hướng tăng trở lại.

- Đau nhức đầu xảy ra hàng ngày, thường lúc thức dậy vào buổi sáng sớm.

- Cải thiện đau nhức đầu với thuốc giảm đau nhưng sau đó đau trở lại khi thuốc hết.

- Triệu chứng đi kèm: Buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, khó chịu, trầm cảm... 

Cách phòng và điều trị: 

Nếu rơi vào tình trạng này, bạn cần hạn chế sử dụng nhiều thuốc giảm đau hoặc đến gặp bác sĩ để xin tư vấn. Trong trường hợp tiếp tục đa thì sử dụng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc như thuỷ châm, xoa bóp, phục hồi chức năng, dùng nhiệt hoặc ánh sáng.

Điều quan trọng là vận động cơ thể hợp lý, thay đổi môi trường sống bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi, điều hoà khí huyết.  

Linh Hà (t/h)

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính