Thịt đỏ là gì?
Trong ẩm thực, thịt đỏ được định nghĩa là màu thịt tươi khi chưa chế biến và nó chuyển sang màu sẫm sau khi nấu, không giống như thịt trắng, thường nhạt màu trước và sau khi nấu.
Theo các nhà khoa học, chỉ có thịt từ động vật có vú hoặc thịt gà (không phải cá) mới có sự phân biệt là thịt đỏ hoặc thịt trắng.
Trong khoa học, thịt đỏ được định nghĩa là bất kỳ loại thịt nào có nhiều protein myoglobin hơn thịt trắng. Trong khi đó, thịt trắng được xem là những loại thịt không có màu sẫm như cá hoặc gà (bao gồm chân và đùi).
Dinh dưỡng của thịt đỏ
Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm dinh dưỡng nhất. Nó rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và nhiều loại khác. Cứ 100 gram thịt đỏ (thịt bò), bạn có thể nhận được:
- Vitamin B3 (niacin): 25% RDA (nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị)
- Vitamin B12 (cobalamin): 37% RDA
- Vitamin B6 (pyridoxine): 18% RDA
- Iron: 12% RDA
- Zinc: 32% RDA
- Selenium: 24% RDA
Bên cạnh đó, thịt đỏ cũng giàu các chất dinh dưỡng như creatine và carnosine. Những người không ăn thịt thường thiếu những chất này và có thể ảnh hưởng đến cơ bắp và chức năng của não.
Thậm chí thịt bò ăn cỏ còn giàu dinh dưỡng hơn thịt bò nuôi. Chúng chứa nhiều chất omega-3 có lợi cho tim mạch, axit béo CLA, giàu vitamin A và vitamin E.
Ăn thịt đỏ có nguy cơ gây ung thư?
Rất nhiều cuộc nghiên cứu về mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ với việc tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hoặc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Một số nhà khoa học lại cho rằng vấn đề không phải ở thịt đỏ, mà do những hợp chất trong các loại gia vị khi nấu nướng, hoặc cách nấu làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Một cuộc đánh giá lớn 20 cuộc nghiên cứu, gồm 1.218.380 người tham gia đã phát hiện ra rằng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có liên quan đến nguy cơ tăng bệnh tim và tiểu đường.
Dù vậy, hầu như các nghiên cứu quan sát chỉ mới đưa ra sự liên quan, cho rằng có thể cho rằng ăn nhiều thịt đỏ thì nguy cơ dễ bị bệnh, nhưng không thể chứng minh rằng thịt đỏ là nguyên nhân gây nên bệnh đó.
Ví dụ, những người ăn thịt đỏ thường có ít nhận thức về sức khỏe, thường có xu hướng hút thuốc, uống rượu bia quá nhiều, ăn nhiều đường và ít tập luyện...
Một số lưu ý khi nấu nướng thịt đỏ
Khi thịt được nấu ở nhiệt dộ cao, nó có thể hình thành một số hợp chất có hại, đó là heterocyclic amines (HAs), polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và advanced glycation end-products (AGEs).
Những hợp chất này có thể gây ra ung thư ở động vật.
Các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được rằng ăn thịt gây nguy cơ ung thư nhưng chúng ta nên chú ý một số cách nấu nướng sau đây để có lợi cho sức khỏe:
- Bạn nên hạn chế chiên, rán đồ ăn, thay vào đó, bạn nên sử dụng phương pháp hấp, luộc.
- Hạn chế nấu nướng ở nhiệt độ cao và không bao giờ nướng thịt trực tiếp với lửa.
- Không nên ăn các loại thực phẩm bị cháy.
- Bạn có thể ướp thịt với tỏi, rượu vang, chanh hoặc dầu oliu để giảm chất HAs khi nấu.
- Nếu bạn thích thịt chiên, nhướng, hãy chắc chắn rằng thịt không bị cháy để không gây hại cho cơ thể.
(Theo Healthline)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Ăn thịt đỏ có làm tăng nguy cơ ung thư không? Cách chế biến thịt đỏ tốt nhất tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].