Ăn cơm rượu giết sâu bọ ngày mùng 5/5, cần lưu ý điều gì để không rước họa?

Ăn cơm rượu vào Tết Đoan Ngọ, mùng 5/5 âm lịch để giết sâu bọ là quan niệm tồn tại từ lâu trong văn hóa Việt Nam. Nhưng có một số người không nên ăn cơm rượu kẻo rước họa.

Người nào không nên ăn cơm rượu để giết sâu bọ?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch, là ngày giết sâu bọ. Bởi theo quan niệm của người xưa, trong cơ thể con người thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ tạo cơ hội cho chúng sinh sôi phát triển và gây hại cho cơ thể.

Nhưng việc tiêu diệt chúng không phải thời điểm nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5/5 âm lịch chúng mới phát triển mạnh nhất.

Và theo kinh nghiệm dân gian của người xưa, trong ngày này ăn các loại thức ăn có vị cay, ngọt, chua, đắng, nóng sẽ giúp giết sâu bỏ, là những con giun, sán, ký sinh trùng trong cơ thể.

  Cơm rượu nếp được cho là món ăn rất tốt giúp diệt sâu bọ trong cơ thể trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh minh họa

Cơm rượu nếp được cho là món ăn rất tốt giúp diệt sâu bọ trong cơ thể trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh minh họa

Cơm rượu nếp được cho là món ăn rất tốt giúp diệt sâu bọ trong cơ thể bởi người xưa quan niệm rằng khi ăn cơm rượu nếp sẽ làm cho các "con sâu" trú ngụ trong cơ thể bị say rồi chết ngất.

Giải thích rõ hơn về quan niệm ăn cơm rượu giết sâu bọ, BSCKII. Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết, cơm rượu theo Y học cổ truyền có tính nóng, kết hợp với ngày mùng 5/5 âm lịch là ngày cực dương, là ngày sâu bọ có thể sinh sôi nảy nở nhiều nhất, kể cả những ký sinh trùng lưu trú trong người (theo quy luật Âm sinh - Dương trưởng). Ăn cơm rượu trong ngày mùng 5/5 sẽ không cho những ký sinh trùng trong người phát triển.

Tuy nhiên, do cơm rượu có tính nóng nên những người có thể trạng nóng không nên ăn. Bởi những người thể trạng nóng là người không cân bằng giữa Âm và Dương, phần Âm không khống chế được phần Dương và biểu hiện nóng trội lên.

Những người thể trạng nóng là người hay có cảm giác nóng, bứt rứt, ngủ không yên, hay nổi mụn, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng…

Trong Y học cổ truyền có câu “nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”, nên người có những biểu hiện kể trên không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho người nóng hơn, khó chịu hơn, nổi mụn nhiều hơn. 

Còn xét về khía cạnh khoa học, cơm rượu đã được nghiên cứu và kết quả nghi nhận được là có tác dụng giảm mỡ máu xấu, cải thiện chức năng tim mạch, huyết áp… Ngoài ra, cơm rượu còn được chứng minh có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa khi ăn cùng sữa chua, phòng ngừa bệnh thiếu sắt, có tác dụng chống oxy hóa…

  Những người thể trạng nóng không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho người nóng hơn, khó chịu hơn, nổi nhiều mụn. Ảnh minh họa

Những người thể trạng nóng không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho người nóng hơn, khó chịu hơn, nổi nhiều mụn. Ảnh minh họa

Những tác dụng của cơm rượu đối với sức khỏe

Phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp khi ăn cơm nếp có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.

Kích thích tiêu hóa: Cơm rượu nếp cái, nếp cẩm không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá, nhất là rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua cũng là một món ăn tốt cho tiêu hóa của trẻ. Cơm rượu nếp chứa lượng cồn thấp, nên khả năng gây say của cơm rượu là rất ít.

Phòng bệnh thiếu sắt: Trong gạo nếp có lượng sắt rất cao nên có thể phòng được các bệnh về thiếu sắt. Những người đang bị thiếu sắt nếu thường xuyên ăn một lượng vừa phải cơm rượu cũng giúp bổ sung sắt cho cơ thể.

Cơm rượu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn lúc đói, bởi khi đói ăn cơm rượu sẽ khiến dạ dày dễ kích thích, dễ dẫn đến viêm loét.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính