Phân khúc nhà ở trung bình vẫn đang lớn mạnh

Tỷ lệ đô thị hóa tiếp tục gia tăng nên ước tính trong vòng 10 năm tới, tổng nhu cầu nhà mới có thể lên đến 5,1 triệu căn trong phân khúc nhà giá thấp và trung bình.

Đây là cơ hội và mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm, nhất là khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng, tích cực thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới song phương và đa phương.

Bối cảnh đó đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng toàn cầu hóa bất động sản, mở ra nhiều cơ hội cho người nước ngoài vào mua nhà và đầu tư FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam. Dư địa lớn vẫn chờ thị trường phát triển. 

Khảo sát của Công ty JLL cho thấy, trong quý I/2019, số lượng doanh nghiệp mới trong lĩnh vực bất động sản được ghi nhận là 1.548 đơn vị, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2018. Cùng đó, tỷ lệ đô thị hóa tiếp tục gia tăng nên ước tính trong vòng 10 năm tới, tổng nhu cầu nhà mới có thể lên đến 5,1 triệu căn trong phân khúc nhà giá thấp và trung bình. 

Theo các chuyên gia, phân khúc nhà ở bình dân, có giá vừa túi tiền và phân khúc nhà ở trung cấp vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. Trong khi phân khúc nhà ở cao cấp đang có dấu hiệu thừa cung sẽ phải đối diện với nhiều thách thức trong năm 2019. 

Chuyên gia của Công ty JLL dẫn chứng, tại TP.HCM, sự sụt giảm từ nhu cầu mua đầu tư thể hiện rất rõ sau một thời gian tăng trưởng mạnh. Mặt bằng giá mới ở phân khúc căn hộ cao cấp đã khiến kênh đầu tư này trở nên kém hấp dẫn cho dù mục đích là đầu tư bán lại hoặc cho thuê. 

Tại thị trường Hà Nội, phân khúc bình dân đạt mức hấp thụ lên đến 76% trên tổng lượng căn hộ bán ra, cao gần gấp 2 lần so với quý IV/2018. Phần lớn lượng bán ghi nhận đến từ các dự án đã hoặc sắp hoàn thành.

Nhu cầu mua để ở duy trì ở mức tốt, trong khi nhu cầu mua đầu tư đang có xu hướng giảm dần trong những quý gần đây. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng đưa ra chiến lược sản phẩm vừa túi tiền bằng cách thu nhỏ diện tích căn hộ để nhắm đến thị phần gia đình trẻ.  

 Five Star Garden chốn đi về lý tưởng

Trước thực tế này, chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, các chủ đầu tư cần phải tính toán cơ cấu lại sản phẩm đưa ra thị trường. Các dự án sẽ phát triển theo hướng tạo ra đẳng cấp khác biệt, độc đáo, tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ.

Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu của Savills, trong quý I/2019 hạng B tiếp tục dẫn đầu nguồn cung sơ cấp với 22.500 căn, tương ứng 65% thị phần. Thị trường căn hộ Hà Nội được hỗ trợ bởi nguồn cầu lớn, trong khi phân khúc cao cấp hấp dẫn với lượng nhỏ tầng lớp giàu có trong nước và người mua nước ngoài.

Nguồn cầu lớn từ người mua để ở và nhà đầu tư dẫn đến khối lượng giao dịch của hạng B lớn, chiếm 70% tổng số giao dịch và tăng cao nhất trong ba phân khúc, đạt 99% theo năm. Các chủ đầu tư đưa ra mức giá hấp dẫn, giá bán trung bình hạng B khoảng 1.390 USD/m2 , giảm 2% theo quý nhưng tăng 8% theo năm.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam có dấu hiệu thừa phân khúc nhà ở hạng sang và thiếu hụt sản phẩm ở phân khúc trung bình khá, Tập đoàn GFS đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ thị trường “ngàn năm có một” và tung ra những dự án “vàng” ở phân khúc này. Việc đưa dự án ra mắt sớm và ghi dấu ấn bằng tiến độ, chất lượng xây dựng đã nhanh chóng giúp GFS chinh phục được khách hàng.

Hiện nay, 1.250 căn hộ thuộc dự án chung cư Five Star Garden đã đi vào hoạt động bàn giao cho cư dân. Bên cạnh đó, chuỗi các dự án mang thương hiệu Five Star như Five Star West Lake, Five Star Hà Đông, Five Star Residence…cũng sẽ sớm ra mắt với mong muốn kiến tạo chốn an cư lý tưởng, nơi giá trị sống được tôn vinh cho cộng đồng cư dân trí thức, hiện đại và văn hóa.

Được biết, từ năm 2017, Tập đoàn đã tập trung vào phân khúc trung – cao cấp. Tập đoàn GFS không đặt kỳ vọng quá lớn trở thành một trong những tập đoàn đầu tư bất động sản tầm cỡ Việt Nam hay thế giới, nhưng sẽ đi từng bước thật vững chắc, cố gắng lọt top 5 về bất động sản theo tư duy chất lượng – hiệu quả - lâu dài.

Theo Reatimes


Tin liên quan