Tự nhận bản thân là người không ham bất động sản hay chứng khoán, nhà báo - BLV kỳ cựu Trương Anh Ngọc chia sẻ khoản đầu tư lớn nhất của anh là dành cho hạnh phúc. Đó là những chuyến đi khắp thế giới, những cuốn sách, bộ phim hay và đặc biệt là tận hưởng những “vùng xanh thế hệ mới”.
Bán nhà phố 5 tầng mua chung cư để được thấy… bầu trời
Trong tập 4 series talk show "NGƯỜI TIÊN PHONG" do Công ty Cổ phần Vinhomes tổ chức với chủ đề "Greencode to the Future - Mã xanh vào tương lai", BLV Trương Anh Ngọc chia sẻ rằng khi về nước sau nhiều năm sinh sống ở châu Âu, anh đã sốc toàn tập khi mở cửa sổ nhà mình và ngước lên chỉ toàn thấy… dây điện mà không có bầu trời. Vốn đã quen với cuộc sống tự do, phóng khoáng tại nước ngoài, được đắm mình trong những không gian tràn ngập sắc xanh, anh Ngọc không cam chịu cảnh sống ngột ngạt đó.
“Tôi quyết định bán đi ngôi nhà 5 tầng mình đang ở, chuyển về khu Vinhomes Ocean Park để đánh đổi lấy một không gian mà tôi thuộc về. Tôi cần sự yên tĩnh, cần sự an toàn, an toàn cả trong tâm hồn”, anh Ngọc tiết lộ về quyết định bị xem là ngược đời.
Từng đi khắp thế giới, nhà báo Trương Anh Ngọc phát hiện ra rằng người nước ngoài đều mong muốn khu chung cư của mình giống như một resort. “Công thức” của các đô thị xanh thế hệ mới đã có sự tiến hóa lớn khi không chỉ dừng lại là một nơi ở với nhiều cây xanh mà đó phải là nơi có đủ không gian cho tất cả mọi người.
Khi mới trở về nước năm 2010, anh Ngọc cũng nghĩ tới việc nối dài phong cách sống ở trời Tây nhưng thời điểm đó Hà Nội không có dự án nào phù hợp. Các khu chung cư khi ấy hầu hết đều nằm trong nội đô với đường xá nhỏ, không có chỗ đỗ xe và đặc biệt là không có hồ nước, công viên. May mắn thay, mới đây anh Ngọc đã tìm thấy tất cả những gì mình muốn tại “Thành phố biển hồ” Vinhomes Ocean Park, phía Đông Hà Nội.
“Khu đô thị này quy hoạch cho hơn 100 nghìn người dân sinh sống nhưng nhìn vào đó tôi vẫn thấy rằng, mỗi người đều có cho mình một khoảng không gian riêng. Hơn một năm rưỡi dịch, tôi cảm thấy sống ở một nơi như thế này giúp chúng ta giảm thiểu rất nhiều sự ức chế khi không được ra ngoài tiếp xúc với mọi người”, anh Ngọc tấm tắc.
Nói về tâm lý ngại “ly tâm” của các cư dân đô thị, nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng việc di chuyển quanh Hà Nội bây giờ không quá khó khăn nhờ đường xá thông thoáng và các tiện ích kết nối với khu vực trung tâm. Chẳng hạn, khu đô thị anh đang sống sắp có các tuyến xe VinBus để kết nối các nơi lại với nhau. Cây viết nổi tiếng cũng cho rằng định nghĩa trung tâm cũng cần phải thay đổi.
“Trung tâm thật ra đối với tôi chính là mình! Mình có cảm thấy hạnh phúc không? Dù phải ở xa một chút nhưng bù lại mình có được tất cả mọi thứ mình cần cho cuộc sống. Đó là không gian, là thiên nhiên, con người… tất cả mọi thứ. Khi chúng ta coi sự ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi là một điều bình thường thì tôi cho rằng chúng ta sống rất phí đời”, anh Ngọc thẳng thắn.
“Vùng xanh di động” - Mảnh ghép cho một tương lai bền vững
Là người theo chủ nghĩa xê dịch, với BLV Trương Anh Ngọc nơi ở xanh vẫn là chưa đủ để làm nên một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc mà cần có thêm những “vùng xanh di động” - những phương tiện thân thiện môi trường. Tận mắt chứng kiến sự thịnh hành của xe điện từ nhiều năm trước tại châu Âu, anh Ngọc cho rằng đã đến lúc phải thay đổi trong việc di chuyển. Cắt giảm phát thải cũng là cách con người tự cứu chính mình. Điều tích cực là Việt Nam cũng đang bắt kịp rất nhanh với xu hướng điện hóa phương tiện giao thông của thế giới.
“Rất nhiều bạn bè của tôi đã đặt trước xe điện của VinFast và nói rằng nếu dùng thực sự tốt họ sẽ sẵn sàng từ bỏ chiếc xe xăng của mình”, anh Ngọc chia sẻ.
Cùng tham gia talk show “NGƯỜI TIÊN PHONG”, ông Nguyễn Đăng Quang, Giám đốc kinh doanh ô tô miền Bắc - VinFast Việt Nam đã chỉ ra hàng loạt ưu điểm vượt trội của những “vùng xanh di động”. Những chiếc xe điện không chỉ là phương tiện thân thiện môi trường, chi phí bảo dưỡng chỉ bằng 1/3 so với xe xăng mà còn được tích hợp rất nhiều công nghệ thông minh.
“Nếu như 80% xe lưu hành là xe điện thì áp lực cho môi trường sẽ giảm, cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn, mọi người sẽ sống lâu hơn và ít mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp”, ông Quang phân tích.
Cả hai vị khách cùng đồng tình rằng trong cuộc sống ngày nay, giá trị của con người không nằm ở số tiền họ sở hữu mà ở cách thức họ chi tiêu và chịu trách nhiệm về những đồng tiền đó. Đây cũng được xem là cách định nghĩa về những người tiêu dùng thế hệ mới, những người tiêu dùng văn minh và có “Greencode” (mã xanh).
Theo ông Nguyễn Đăng Quang, những đứa trẻ có “mã xanh” - được học tập ở môi trường tốt, sống ở nơi tốt, có những cộng đồng tốt ở xung quanh, sẽ kích thích tư duy sáng tạo để dám nghĩ khác đi, dám thử thách bản thân, muốn tìm cách ghi dấu ấn của mình trong xã hội và tạo ra những đột phá mà chưa ai dám làm.
Trong khi đó, nhà báo Trương Anh Ngọc tin rằng “Greencode” luôn nằm sẵn trong mỗi người trưởng thành và sẽ có trong cả những công dân tương lai nếu được sự kích hoạt của người lớn bởi trẻ nhỏ sẽ nhìn vào người lớn để noi gương. Đó cũng là con đường để hình thành một lớp công dân tương lai biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
“Những đứa trẻ ở vùng xanh sẽ so sánh được sự khác biệt giữa nơi chúng đang sinh sống và những nơi khác, để rồi tìm cách nhân rộng vùng xanh ấy”, anh Ngọc kỳ vọng.