Là một cây được gọi là “đại bổ”, tuy nhiên, nếu không biết cách, bạn có thể đang tự rước vạ vào thân khi ăn thanh long. Dưới đây là hướng dẫn ăn thanh long đúng cách.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một quả thanh long (khoảng 100 g) chứa 264 calo, 3,57 g sắt, 82,14 g carbohydrate, 1,8 g chất xơ, 82,14 g đường, 107 mg canxi, 30 mg natri, 6,4 mg vitamin C, không cholesterol và chất béo.
Không những vậy thanh long còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng trong cơ thể.
1. Lợi ích của ăn thanh long
Ăn thanh long, bạn sẽ mang lại những lợi ích sau cho cơ thể:
+ Cung cấp các chất chống oxy hóa
Thanh long có chứa rất nhiều loại chất chống oxy hóa. Đây là những hợp chất giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi các gốc tự do – nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính và lão hóa.
Những chất chống oxy hóa chính trong thanh long gồm:
- Batalains: thường thấy trong thanh long đỏ. Chất này giúp bảo vệ các chất cholesterol xấu khỏi bị oxy hóa và tổn hại.
- Hydroxycinnamates: theo các nghiên cứu trên động vật và trên ống nghiệm, hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa.
- Flavonoids: giúp bảo vệ não và giảm nguy cơ bị bệnh tim.
+ Mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thanh long có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nguyên nhân là nhờ chất xơ và chất chống oxy hóa của nó. Cả thanh long đỏ và trắng đều được chứng minh có tác dụng giảm khả năng kháng insulin và giảm tình trạng gan nhiễm mỡ ở chuột béo phì.
Trong một nghiên cứu khác, chuột có chế độ ăn nhiều mỡ khi dùng tinh chất thanh long có thể giảm cân và giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, tình trạng viêm sưng.
Chứa chất xơ prebio, thanh long có tác dụng nâng cao lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó nâng cao khả năng trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, việc dùng chiết xuất từ thanh long có thể giảm 35% nồng độ malondialdehyde – một chất chỉ thị biểu hiện tình trạng phá hủy do gốc tự do gây ra.
Những chú chuột dùng chiết xuất thanh long còn giảm được tình trạng xơ cứng động mạch, tốt cho tim.
2. Ăn thế nào để lấy được hết dưỡng chất trong quả?
Cách ăn thanh long tốt nhất là nhai thật kỹ. Theo Health, hạt thanh long chứa rất nhiều axit béo có lợi như omega-3 và omega-6, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng sức dẻo dai cho thành mạnh. Lớp vỏ của hạt thanh long tương đối khó phân hủy ngay cả khi đã nằm trong dạ dày, được co bóp tiêu hóa. Do đó, tốt nhất là bạn nhai chậm, cắn vỡ vỏ hạt thanh long để cơ thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng trong hạt.
Ngoài ra, bạn có thể xay thanh long bằng máy xay sinh tố để đảm bảo lấy được hết dưỡng chất của quả.
Lợi ích là thế nhưng có những người không nên ăn thanh long.
3. Người không nên ăn thanh long
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bệnh nhân tiêu chảy hoặc chị em phụ nữ có thể trạng lạnh, đang đến kỳ kinh nguyệt đều không nên ăn loại quả này.
Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy khi ăn thanh long – một chất có tính lạnh – thì làm bệnh tình càng thêm nặng.
Phụ nữ khi tới kỳ kinh, nếu ăn nhiều thanh long, có thể khiến tình trạng “đèn đỏ” càng thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.
Người bị bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều. Do thanh long có chứa nhiều đường glucose, khi ăn vào có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Những người có khả năng bị dị ứng với các chất trong quả thanh long cũng không nên ăn quả này.