Một tách cà phê không phải lựa chọn tốt nhất để bạn khởi đầu buổi sáng, trước khi ăn sáng. Dưới đây là những tác động với cơ thể nếu bạn uống cà phê khi đói bụng.
Cà phê là đồ uống giúp nhiều người tỉnh táo, nhưng nếu bạn uống cà phê ngay sau khi vừa rời giường thì nó có thể gây tác dụng ngược.
Caffeine làm tăng gấp đôi nồng độ hormone căng thẳng và có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ và mệt mỏi.
Uống cà phê thường xuyên vào sáng sớm có thể khiến bạn mất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.
Nó có thể phá hoại sự hấp thụ sắt, magiê và vitamin B, những chất quan trọng đối với hệ thần kinh.
Quá nhiều caffeine cũng có thể làm mất canxi từ xương, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Uống cà phê thường xuyên trước khi ăn sáng có thể khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.
Cà phê kích hoạt hệ thống thần kinh của chúng ta, do đó ảnh hưởng đến đường ruột và có thể gây tiêu chảy.
Nhiều người cũng thích thêm sữa hoặc kem vào tách cà phê buổi sáng, đối với những người khó tiêu hóa đường lactose, điều này có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Mặc dù cà phê đen có thể giúp bạn đốt cháy chất béo nhưng nó cũng có thể làm đảo lộn giấc ngủ lành mạnh của bạn.
Khi ngủ không đủ giấc, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy đói hơn và thèm đồ ngọt hơn.
Nhiều loại đồ uống từ cà phê có nhiều đường và calo và có thể khiến bạn tăng cân.
Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, mức độ hormone căng thẳng của bạn thường ở mức cao nhất.
Caffeine là một chất kích thích có thể khiến cơ thể bạn có cảm giác bồn chồn và thậm chí kích thích cảm giác lo âu ở một số người.
6. Làm khô da
Do cà phê có tác dụng lợi tiểu nên có thể khiến cơ thể mất nước.
Khi bạn bị mất nước, các chất độc sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể qua da. Do đó, điều này sẽ làm khô da và khiến da dễ bị tổn thương hơn với các vấn đề khác nhau, chẳng hạn như nếp nhăn sớm.
Một tách cà phê buổi sáng khiến các tế bào khó điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó dẫn đến nhiều bệnh khác nhau.
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tăng cân và thậm chí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.