Người bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật thường được coi là tình cảnh 'cái sảy nảy cái ung', nhưng giờ đây tình huống này càng trở nên nguy hiểm hơn do 'thảm họa' kháng thuốc kháng sinh đang ngày càng trầm trọng.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy việc lạm dụng kháng sinh có liên quan đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh hiện nay, một số chủng vi khuẩn thậm chí trở nên “vô phương cứu chữa”.
Các nhà nghiên cứu tham gia công trình, đến từ các trường đại học hàng đầu của Anh, phát hiện ra rằng ngay cả ở các nước giàu có như Anh, có tới 17% các ca nhiễm trùng hậu phẫu đã kháng thuốc kháng sinh.
Tỷ lệ này ở các nước nghèo thậm chí còn tồi tệ hơn, lên đến 36% (nghĩa là cứ 3 người thì có 1 người bị nhiễm trùng hậu phẫu mà không thể điều trị).
Đây là nghiên cứu đầu tiên, có quy mô trên toàn cầu về tình trạng kháng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật. Nghiên cứu này mới công bố trên tạp chí Y khoa uy tín The Lancet, với quy mô nghiên cứu lên tới gần 13.000 bệnh nhân, sống tại 66 quốc gia.
Các nhà khoa học cho rằng phát hiện này là “vô cùng đáng lo ngại”, tiềm ẩn một kết quả mang tính “thảm khốc”.
Siêu vi khuẩn đang sinh sản với tốc độ chóng mặt, với nhiều chủng không thể điều trị được.
Bà Dale Sally Davies, trưởng Văn phòng Sức khỏe (Anh), đã cảnh báo về nguy cơ nếu các loại vi khuẩn vẫn phát sinh và thuốc kháng sinh mất hiệu quả, sẽ xảy ra: "sự kết thúc của y học hiện đại".
Bà Dale Sally Davies phát biểu: "Khi tôi cần ghép xương hông trong 20 năm, tôi sẽ chết vì một bệnh nhiễm trùng quen thuộc vì chúng ta đã hết kháng sinh để điều trị".
Tiến sĩ Ewen Harrison, thuộc Đại học Edinburgh (Anh), nói: "Đây là vấn đề y tế cần quan tâm trên toàn thế giới và sự liên quan này cần được nghiên cứu thêm.
"Trên toàn thế giới, một lượng lớn kháng sinh đã được tiêu thụ để phòng ngừa và điều trị các nhiễm trùng phẫu thuật, tuy nhiên trong khoảng 1/5 trường hợp, vi khuẩn gây bệnh đã kháng với kháng sinh, và con số là 1/3 ở các quốc gia có thu nhập thấp.
Giảm các nhiễm khuẩn phẫu thuật sẽ giúp đảm bảo các cuộc giải phẫu an toàn và điều này là cần thiết trên khắp thế giới".