Cổ họng, dạ dày của bạn sẽ phải chịu những tổn thương, dễ mắc nhiều bệnh nếu khi ăn lẩu mắc phải 4 sai lầm dưới đây.
Ăn lẩu quá nóng
Rất nhiều người có sở thích, thói quen cũng như luôn cho rằng ăn lẩu phải thật nóng, phải sôi sùng sục và phải ăn ngay khi vừa gắp đồ ăn từ nồi ra mới ngon.
Tuy nhiên các chuyên gia, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng khi thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C mà bạn ăn ngay như vậy rất dễ khiến vòm hỏng bị ảnh hưởng nặng nề. Có thể gây phổng, rộp khiến cổ họng đỏ rát, ăn uống sẽ rất khó chịu và không còn ngon nữa.
Ăn lẩu tái
Ăn lẩu tái hay, ăn những thực phẩm chưa chín kỹ rất dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt với lẩu, khi cho cùng lúc rất nhiều đồ ăn vào cùng một nồi mà lại ăn những đồ chưa chín sẽ vô cùng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen ăn đồ tái trong lẩu cực kỳ nguy hại bởi lúc này vi khuẩn, ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn rất có thể sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa, gây các bệnh về tiêu hóa vô cùng khó chịu và nguy hiểm.
Ăn nước lẩu quá chua hoặc quá cay
Mùi vị chua, cay của nước lẩu luôn là thứ khiến chúng ta mê mẩn, thế nhưng một nồi lẩu quá chua hoặc quá cay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác đấy, không hề tốt một chút nào đâu.
Vị chua và cay khi tác động lên niêm mạc dạ dày, nếu nhẹ nhàng có thể khiến nóng bụng, sôi, xót bụng và đau dạ dày. Nhưng nếu nặng hơn thì có thể gây phù nề, xung huyết, gây viêm loét ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của bản thân.
Ăn lẩu quá 2 tiếng
Đây là thói quen của rất nhiều người khi ăn lẩu, bởi ai cũng muốn ngồi ăn uống lai rai cùng trò chuyện nên thường bữa ăn sẽ kéo dài vài giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc ăn lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ngồi không quá 2 tiếng.