Báo Điện tử Gia đình Mới

Ai dễ bị mắc hội chứng hậu COVID-19?

Sau khi mắc COVID-19 một số người mắc phải hội chứng hậu COVID-19 với các triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, khó thở… Vậy đối tượng nào dễ mắc hậu COVID-19?

Hậu COVID-19 là tình trạng sau khi mắc COVID-19 người bệnh xuất hiện các triệu chứng với nhiều mức độ khác như mệt mỏi, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng kéo dài… Người mắc di chứng COVID có thể tự hồi phục nhanh chóng nhưng cũng có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa khám bệnh tự nguyện, BV Tim Hà Nội, những bệnh nhân mắc di chứng COVID-19 thường là những người đã bị mắc COVID-19 có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên những người mắc COVID-19 có bệnh nền về tim mạch, hô hấp, huyết áp, đái tháo đường thì sẽ dễ bị ảnh hưởng do di chứng COVID-19 nhiều hơn so với người khác.

  Người có bệnh lý nền dễ mắc hội chứng hậu COVID-19 hơn những người khác

Người có bệnh lý nền dễ mắc hội chứng hậu COVID-19 hơn những người khác

Bác sĩ Thu Thủy cũng chỉ rõ, những triệu chứng nhận biết biến chứng tim mạch do di chứng COVID-19 gồm:

  • Khó thở: cảm giác hụt hơi, cảm thấy khó thở khi hoạt động gắng sức hoặc khi nằm nghỉ.
  • Đau ngực: cảm giác đau ngực ở bên trái hoặc giữa lồng ngực, đau lan ra sau lưng, vai trái và cằm
  • Hồi hộp: đánh trống ngực hoặc nhịp tim không đều.
  • Ngất: chóng mặt, choáng

Vậy nên, những bệnh nhân có bệnh nền về tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, huyết áp nên đi kiểm tra sức khỏe sau khi mắc COVID-19 để được làm các xét nghiệm và được bác sĩ tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng phức tạp do di chứng COVID để lại.

ThS.BS Nguyễn Thu Hường, BV Thanh Nhàn cũng khuyến cáo, với các bệnh nhân sau khi mắc COVID-19, khi có các dấu hiệu của hậu COVID-19 nên được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhất là các bệnh nhân sau khi ra viện, căn cứ vào tình trạng bệnh nhân như: Bệnh nhân phải dùng thuốc thuốc chống đông, bệnh nhân có bệnh lý nền… thì nên quay trở lại bệnh viện tái khám càng sớm càng tốt trong vòng 1 tuần đầu ra ra viện để có xét nghiệm, tiên lượng cho bệnh nhân, có can thiệt hỗ trợ cho bệnh nhân khi cần thiết.

Theo đó, qua thăm khám, các bác sĩ sẽ tiên lượng, giải thích và tư vấn cho bệnh nhân; nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được nhập viện điều trị. Với những bệnh nhân không cần nhập viện, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh tự theo dõi sức khỏe. Cụ thể, với bệnh nhân khó thở, cần hỗ trợ hô hấp sẽ được hướng dẫn cụ thể về các biện pháp tập thở, tập thể dục, chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Đặc biệt, bác sĩ cũng tư vấn liệu pháp tâm lý cho người bệnh, đây là yếu tô cực kỳ quan trọng với bệnh nhân sau mắc COVID-19.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO