1. Lan Hảo
Từng giữ ngôi vương trong ngành hóa mỹ phẩm, Lan Hảo là thương hiệu quen thuộc một thời với sản phẩm dầu gội bồ kết. Năm 1968 những sản phẩm mang thương hiệu Thorakao được bán rộng rãi trên toàn thị trường miền Nam, mở rộng chi nhánh ở Campuchia và cung cấp đến toàn Đông Nam Á.
Tuy nhiên với sự lên ngôi của các thương hiệu ngoại, sản phẩm này tuy vẫn đang tồn tại nhưng cũng gần như không chen chân được vào các trung tâm thương mại. Chủ yếu là xuất khẩu sang Campuchia.
2. Xà bông Cô Ba
Năm 1932 một thương gia nổi tiếng ở Nam Kỳ tên Trương Văn Bền đã mở nhà máy lấy tên là xà bông Việt Nam, ông dùng hình ảnh "Cô Ba", hình ảnh một người con gái đậm chất Nam bộ làm đại sứ cho sản phẩm của mình.
Xà bông Việt Nam lúc đó đã đánh bại cả sản phẩm Marseille nhập từ Pháp, nó được dùng rộng rãi ở Lào, Campuchia và xuất khẩu sang một số nước khác. Tuy nhiên sau khi liên doanh với tập đoàn P&G, xà bông Cô Ba đã phải ngừng sản xuất.
3. Bia Trúc Bạch
Nhà máy bia Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 1957 với tên gọi nhà máy Bia Hà Nội. Mẻ bia đầu tiên ra đời vào ngày 15/8/1958 và được lấy tên là Trúc Bạch. Tuy nhiên những năm 80 do đất nước gặp khó khăn, nên loại bia cao cấp như Trúc Bạch phải ngừng sản xuất vì vượt quá khả năng tiêu dùng của người dân.
Đến năm 2010, Habeco đã cho tái sản xuất bia Trúc Bạch, tuy nhiên chưa làm rõ và định hình được phân khúc của mình nên thương hiệu này rất khó cạnh tranh với các hãng bia khác.
4. Kem đánh răng Dạ lan
Những năm 1993 - 1994 kem đánh răng Dạ Lan là một thương hiệu nức tiếng trong khu vực và chiếm tới gần 70% thị phần của cả nước. Thế nhưng sau đó ông chủ Trịnh Thành Nhơn đã bán lại Dạ Lan cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD.
Năm 2009 chính ông Nhơn đã đưa Dạ lan trở lại thị trường Việt Nam và thuộc sở hữu của Công ty Hóa mỹ phẩm Quốc tế (ICC).
5. Kem đánh răng Hynos
Rất nhiều những người sinh ra và lớn lên ở thế kỷ 20 ở Sài Gòn đều biết đến kem đánh răng Hynos với hình ông da đen nở nụ cười tươi rói với hàm răng trắng sáng. Thương hiệu Việt này đã từng làm mưa, làm gió trên thị trường.
Năm 2007, Công ty cổ phần P/S đã bắt đầu khôi phục lại thương hiệu này, sản phẩm này được bán ở nông thôn với doanh thu thấp. Hiện Hynos đã được đưa về thành thị, bán tại siêu thị tuy nhiên thương hiệu này vẫn chưa thể nổi trội như thời hoàng kim trước kia.
6. Cao Sao Vàng
Hiện tại, Cao Sao Vàng có thể đã ít xuất hiện hơn thế nhưng ở những năm 90 của thế kỉ trước trong bất cứ gia đình người Việt nào cũng có một hộp Cao Sao Vàng. Sản phẩm này cũng được cộng đồng khách hàng thương mại điện tử quốc tế đánh giá cao.
Thậm chí trên trang điện tử eBay, một hộp Cao Sao Vàng được bán với giá từ 50 - 70.000 đồng, cao gấp 30 lần so với giá bán ở Việt Nam. Sản phẩm này thường xuyên cháy hàng và nhận được nhiều phản hồi tốt từ người dùng.
7. Mì tôm Miliket
Miliket từng được mệnh danh là "Vua mì tôm". Vào những năm 90, Miliket của Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – MILIKET, tiền thân là xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Colusa và xí nghiệp Lương thực Thực phẩm Miliket gần như là chiếm thị phần tuyệt đối.
Đây là sản phẩm mỳ ăn liền quen thuộc của nhiều thuộc của nhiều thế hệ người Việt Nam. Đến nay, mì tôm Miliket vẫn được một bộ phận lớn người tiêu dùng Việt yêu thích.
8. Diêm Thống Nhất
Bao diêm có logo hình chú chim bồ câu trắng, phía dưới là dòng chữ Diêm Thống Nhất cỡ lớn chạy ngang là một sản phẩm vô cùng quen thuộc với các gia đình.
Khi những chiếc bật lửa chưa phổ biến, diêm Thống Nhất là sản phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt của người Việt ta. Đến bây giờ loại diêm này vẫn được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
9. Bột gạo lứt Bích Chi
Đây là thương hiệu bột ăn dặm hàng đầu Việt Nam trong những năm 60 - 90 của thế kỷ trước. Những năm 1970 -1975 là thời kì đỉnh cao của thương hiệu này khi được quảng bán và phân phối rộng rãi tại các thị trường lớn như TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và Nam Trung Bộ.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết 9 thương hiệu huyền thoại không bao giờ bị lãng quên trong lòng người Việt tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].