Ấn mũi để không hắt xì hơi
Khi bạn kích thích vào vùng da ở sống mũi, não bộ của bạn sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo và ngăn phản ứng hắt xì xảy ra. Ngược lại, nếu muốn hắt xì mà không được, hãy nhìn vào ánh sáng chói lóa, bạn sẽ dễ dàng hơn.
Bịt một tai lại sẽ nghe dễ hơn
Trong các nơi ồn ào, âm thanh quá lớn bạn sẽ gặp trở ngại trong việc lắng nghe người xung quanh nói gì. Hãy gập sụn bình tai vào để che đi lỗ tai, đồng thời hướng về phía người nói. Bạn sẽ lắng nghe rõ hơn, đây là cách các ca sĩ thường làm. Đôi khi khán giả nhầm tưởng họ đang chỉnh tai nghe.
Mút ngón tay cái khi muốn lấy lại bình tĩnh
Khi bạn cảm thấy quá bất an, hãy mút ngón tay cái để lấy lại bình tĩnh. Hành động này đã được các nhà khoa học giải thích, khi bạn làm vậy, các dây thần kinh phế vị tác động tới não bộ, khiến nhịp tim chậm hơn, đồng thời làm giảm huyết áp.
Để viên đá nhỏ ở đầu lưỡi chữa nấc cụt
Có nhiều cách để trị cơn nấc cụt, trong đó đơn giản nhất là kéo đầu lưỡi, nín thở, ngậm một viên đường hoặc ngậm một viên đá nhỏ.
Nếu thử những cách trên nhưng không thấy hiệu quả, hãy thử uống nước theo đúng quy trình như sau: bịt tai bằng lòng bàn tay, sau đó uống cốc nước lớn chỉ trong một hơi duy nhất.
Ngoài ra, việc trò chuyện liên tục với người khác cũng giúp bạn cắt cơn nấc cụt.
Thở mạnh khi đau cơ hoành vùng sườn
Khi chạy hoặc vận động mạnh bị đau ở sườn phải, hãy thở mạnh ra khi bước chân trái. Ngược lại, nếu đau ở vùng sườn trái, hãy thở mạnh khi bước chân phải.
Nguyên nhân là do khi chạy, máu sẽ chảy tới vùng cơ đang hoạt động, khi cơ thể chưa được khởi động làm đủ ấm, máu sẽ không lưu thông đều, từ đó tràn qua gan và lá lách, những cơ quan đó bắt đầu co bóp tạo ra cơn đau hoành.
Nín thở nếu muốn bật dậy nhanh
Nếu bạn là người rất khó tỉnh táo vào buổi sáng, hãy thử nín thở một lúc. Khi nhịp tim tăng dần, cơ thể sẽ tự tỉnh táo.
Tuy nhiên bạn đừng lạm dụng mẹo này bởi sự tỉnh giấc đột ngột sẽ phần nào gây tác động có phần tiêu cực đến trái tim của bạn. Đây cũng là lý do mà bạn không nên tập thể dục 2 giờ trước khi đi ngủ bởi đôi khi còn khiến bạn khó ngủ hơn.
Cắn một chiếc bút chì khi cảm thấy buồn
Khi bạn cảm thấy buồn chán, hãy thử tập cười bằng một cây bút chì. Khi bạn đặt chiếc bút chì giữa hai hàm răng, cơ mặt có liên quan đến nụ cười bắt đầu hoạt động, thông qua hệ thần kinh, não bộ sẽ sản xuất ra hooc-mon hạnh phúc endorphin. Cuối cùng, là bạn sẽ có được nụ cười thoải mái nhất.
Hơn thế, dùng bút đặt lên nhân trung cũng góp phần đem tới cho bạn một đôi môi "cuốn lô" hờn dỗi đáng yêu.
Lắc đầu khi bị tê chân tay
Cảm giác tê chân tay rất khó chịu, giống như bị hàng ngàn cây kim nhỏ đâm vào, thường thì chúng ta sẽ chờ cho tới khi những triệu chứng này tự biến mất.
Tuy nhiên, để thoát khỏi nó nhanh hơn, hãy lắc đầu khi bị tê, cảm giác tê bì sẽ nhanh chóng biến mất.
Véo mũi khi nói dối để không lộ
Nếu bạn lo lắng, tim của bạn sẽ đập nhanh hơn. Chính vì thế nếu bạn sợ mình luống cuống, hãy véo đầu mũi và bịt hai lỗ mũi lại, thở mạnh và bịt kín tai. Bạn sẽ cảm nhận được áp suất trong tai đang thay đổi như thế nào. Điều này sẽ làm giảm sự lo lắng của bạn.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 9 mẹo nhỏ kiểm soát cơ thể trong mọi tình huống, cuộc sống hóa ra thật dễ dàng tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].