Theo góc nhìn y học, một trong những yếu tố cốt lõi nhất đó chính là việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể: hàng rào bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong chính cơ thể chúng ta, thậm chí hệ thống miễn dịch còn diệt các tế bào ung thư vẫn “thỉnh thoảng” xuất hiện trong cơ thể chúng ta.
Và dưới đây là 9 giải pháp giúp chúng ta tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, theo trường đại học y Harvard:
1. Bỏ thuốc lá
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới thống kê, cứ 6 giây lại có một người chết vì thuốc lá, và mỗi năm có khoảng 600 ngàn người chết vì hút thuốc lá thụ động từ người khác.
- Thuốc lá là nguyên nhân gây nên nhiều loại ung thư: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư miệng, ung thư thận và bàng quang, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bộ phận sinh dục…
- Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 - 3 lần. Khói thuốc có thể gây ra loạn nhịp tim, gây tăng huyết áp.
- Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Hút thuốc không gây cơn hen nhưng làm cho bệnh hen nặng lên, tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn.
- Thuốc lá tăng nguy cơ loét dạ dày, hành tá tràng. Với người trung niên, thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương sớm.
- Vùng đầu mặt cổ: Thuốc lá gây tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể, giảm thính lực, tăng nguy cơ sâu răng.
- Thuốc lá cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng vẩy nến ở da, làm xấu đi và biến dạng móng tay chân, tăng các nếp nhăn ở ngoài da.
- Với riêng nam giới, thuốc lá làm biến dạng tinh trùng từ trong cấu trúc AND, giảm tưới máu cho dương vật. Từ đó làm tăng nguy cơ dị dạng thai nhi, giảm khả năng sinh dục và sinh sản.
- Với phụ nữ, thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non, trẻ đẻ thiếu cân, các dị tật bẩm sinh ở trẻ em.
- Với trẻ em, hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa, tăng nguy cơ lên cơn hen và mức độ nặng của bệnh hen.
Con của những người hút thuốc thường có khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và giảm khả năng học tập.
- Thuốc lá cũng được ghi nhận là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh Buergers, đó là tình trạng viêm tắc huyết khối các mạch máu, dẫn đến viêm loét hoại tử các đầu tay chân.
2. Thực hiện chế độ hợp lý
Các bạn nên ăn nhiều rau quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế tối đa các loại dầu mỡ bão hoà, mỡ chuyển hoá; hạn chế xào rán quay nướng, hạn chế thịt đỏ như lợn, bò, hạn chế các loại dầu thực vật đã qua xử lý bán khắp các siêu thị...
Ưu tiên dung dầu olive tươi nguyên chất, dầu dừa, mỡ lợn)Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cho cuộc sống khỏe mạnh và tươi trẻ
3. Tập thể dục thường xuyên
Những môn cơ bản như chạy bộ, đạp xe, bơi, gym, yoga… rất tốt cho sức khoẻ, giảm tối đa nguy cơ bệnh tật.
4. Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì đồng nghĩa với bệnh tật, đặc biệt là béo bụng. Bác sĩ rất mong các bạn có ý thức và quyết tâm để cải thiện body của mình, vì sức khoẻ chính mình.
5. Kiểm soát huyết áp ổn định
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp đang tăng lên với tốc độ báo động, và tin không vui nữa đó là rất nhiều bệnh nhân cao huyết áp khi tuổi đời còn rất trẻ.
Một trong những nguyên nhân đó chính là lười vận động, uống bia rượu quá nhiều và thói quen ăn uống vô độ theo sở thích.
6. Uống bia rượu có kiểm soát
Việt Nam là một trong những đất nước có tỷ lệ tiêu thụ bia rượu trên đầu người vào nhóm top đầu của Thế Giới, đó là tin vui cho những công ty bia rượu nước ngoài, người ta đang làm giàu trên chính thói quen chết người của người Việt.
Đã nam nhi là phải uống, đã uống là phải say… thậm chí ở quê, nguồn gốc rượu không quan trọng, làm sao trong đó có chất cồn là được…
7. Xây dựng thói quen ngủ hợp lý
Từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian vàng cho giấc ngủ. Ngoài ra, việc chợp mắt buổi trưa (nếu được) cũng rất tốt cho cơ thể, dù đó chỉ là 5-10 phút.
8. Thực hiện những thói quen để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn
Rửa tay trước khi ăn-sau khi đi vệ sinh, tránh ăn các loại thịt chưa nấu chín, tẩy giun định kỳ 6tháng/1lần… đó là những điều rất đơn giản nhưng lại rất cơ bản.
9. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Bác sĩ khánh đã luôn nhấn mạnh điều này, đừng để lúc cơ thể báo động, khối u gây tắc ruột, ho ra máu… rồi mới đi khám.
BS Trần Quốc KhánhBạn đang xem bài viết 9 giải pháp tưởng khó mà dễ làm, giúp chúng ta luôn vui cười và khoẻ mạnh tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].