Dân số Nhật Bản đang giảm nhanh nhất trừ trước đến nay. Với tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa nhanh, Nhật Bản đang mất dần lực lượng lao động.
Các nhà kinh tế học gọi trường hợp này là ‘quả bom dân số’ vì nó tạo ra những vòng luẩn quẩn, kéo kinh tế và dân số đi xuống.
Do vậy, đất nước này buộc phải đưa ra những biện pháp đầy sáng tạo để không tụt hậu so với nền kinh tế thế giới.
1. Chính phủ tổ chức các buổi hẹn hò chớp nhoáng
Trong vòng 2 năm qua, chính phủ Nhật đã tài trợ nhiều sự kiện hẹn hò trên toàn quốc.
Người dân được khuyến khích đến tham dự các buổi hẹn hò này, với mong muốn tìm được ‘nửa kia’ và có con.
Nếu cuộc nói chuyện của họ quá gượng gạo, một nhóm chuyên gia gọi là ‘ủy ban thúc đẩy hôn nhân’ sẽ tham gia vun đắp cho đôi trẻ.
Trong tiếng Nhật, hoạt động này được gọi là konkatsu, hay ‘chợ tình’.
2. Các cặp đôi có thể ghép mặt mình vào em bé trong thực tế ảo để có cảm giác làm cha mẹ
Ở Nhật hiện đang áp dụng một trò chơi thực tế ảo – ghép mặt các cặp đôi vào một em bé kỹ thuật số, với mục đích khi được chăm sóc một đứa trẻ có nhiều nét giống mình, các cặp đôi có thể sẽ mong muốn có con hơn.
Phần mềm này cho phép người dùng trải nghiệm mọi công việc mà cha mẹ thường làm: cho con ăn (sử dụng điều khiển thực tế ảo), cho con nằm cũi, v.v, trừ việc nó chỉ tồn tại trong thế giới ảo.
3. Những người độc thân tham gia các lớp học làm bố
Một công ty có trụ sở ở Osaka tên là Đại học Ikumen đã tổ chức nhiều sự kiện cho những người độc thân tập thay tã, mặc quần áo cho con, v.v. và học cách làm cha.
Từ ikumen, theo lời các nhà tổ chức, miêu tả những người đàn ông đóng vai trò tích cực trong việc nuôi dạy con cái.
Mục đích của việc này là tăng cường sự gắn kết giữa những người đàn ông độc thân, giúp họ trưởng thành và tự tin hơn trong cuộc sống gia đình.
4. Các sân bay trang bị cho nhân viên lớn tuổi những robot sinh học
Sân bay Haneda ở Tokyo đã kết hợp với công ty robot Cyberdyne để trang bị cho nhân viên những robot sinh học exoskeleton, có thể hỗ trợ trong việc bê vác các hành lý nặng.
Thiết bị này được gọi là Trang phục robot hỗ trợ sức lao động (HAL for Labor Support), đặt trên thắt lưng người sử dụng, lấy tín hiệu điện sinh học từ cơ bắp người đó để hỗ trợ cử động.
Một người nặng 50 kg có thể nâng va-li nặng 20 kg một cách dễ dàng với thiết bị này.
5. Các nhà tù trở thành nhà dưỡng lão
Khoảng 1/5 các vụ phạm tội ở Nhật do người già thực hiện, chủ yếu là ăn cắp vặt.
Với tỷ lệ tội phạm ở người già gia tăng, các nhà tù đã trở thành những nhà dưỡng lão tuyệt vời, trong đó người quản tù có trách nhiệm tắm rửa và giúp tù nhân mặc quần áo.
6. Người già làm bạn với robot
Những robot có tên gọi ‘carebot’ đang dần dần trở nên quen thuộc với những người già ở Nhật.
Khi được phát triển và hoàn thiện, các robot này có thể phục vụ nhiều mục đích, trong đó có làm bạn, đưa đón, chăm sóc sức khỏe và thực hiện các yêu cầu của chủ nhân.
Theo báo cáo của Merrill Lynch, ước tính có tới 12.400 robot như vậy được bán ra trong năm 2015 – 2018.
Con số này sẽ tăng đáng kể trong 20 năm tới.
7. Sự lên ngôi của ‘khách sạn xác chết’, nơi giữ các tử thi trước khi được hỏa táng
Trên khắp nước Nhật, những khách sạn nơi các gia đình có thể để xác của người thân trong vài ngày trước khi hỏa táng đang mọc lên như nấm.
Nhu cầu này bắt nguồn từ tỷ lệ tử tăng nhanh của đất nước này. Mỗi năm, có nhiều hơn khoảng 20.000 người qua đời so với năm trước, khiến cho việc hỏa táng quá tải.
Vì thế, các ‘khách sạn xác chết’ trở thành một phần không thể thiếu của đất nước này.
8. Các ngôi đền giữ tro cốt người chết
Dân số già của Nhật cùng với dịch vụ chăm sóc người già đắt đỏ khiến cho những nghĩa trang truyền thống trở nên chật chội, đắt đỏ và thiếu riêng tư.
Vì vậy, các gia đình đang tìm một cách thức mới để tôn vinh người đã mất.
Họ để tro cốt người đã khuất trong những chiếc tượng Phật nhỏ đặt trong các ngăn tủ kính ở một ngôi đền, ví dụ như đền Koukoji trong vòng vài thập kỷ.
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết 9 điều khó tin ở Nhật Bản cho thấy sự khủng hoảng về dân số tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].