Theo đó, chỉ có hơn 46% khoa Gây mê hồi sức của các bệnh viện có dụng cụ được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; vẫn còn hơn 11% khoa không giám sát tuân thủ vệ sinh tay và tuân thủ thực hành; gần 20% khoa Gây mê hồi sức không có khu riêng để xử lý dụng cụ. 11,6% khoa không bố trí phòng để dụng cụ vô khuẩn.
Đặc biệt, hơn 1/4 số khoa Gây mê hồi sức được khảo sát không sử dụng kháng sinh dự phòng cho người bệnh phẫu thuật.
Tại khối khoa Hồi sức tích cực, chưa đến một nửa số khoa khảo sát có biển báo về khu vực cách ly. Gần 30% khoa Hồi sức tích cực có người nhà tham gia chăm sóc. 1/3 số khoa chưa có phòng riêng để đồ vải, dụng cụ sạch, bẩn.
Đặc biệt, 22% khoa Hồi sức tích cực của các bệnh viện không có nhân viên vệ sinh được đào tạo. Con số này tương đương với tỷ lệ các khoa có giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện. Nghĩa là, vẫn còn gần 80% số khoa Hồi sức tích cực không có giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện…
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, nhiễm khuẩn bệnh viện chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, làm tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong.
Hơn nữa, nhiễm khuẩn bệnh viện cũng gây quá tải, giảm chất lượng, uy tín bệnh viện và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu khoảng 5%, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7%-19,1%. Khoa Gây mê hồi sức và Hồi sức tích cực tại các bệnh viện được đánh giá là hai nơi yêu cầu rất cao về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Để bảo vệ sức khỏe người dân, tại Hội nghị, Bộ trưởng Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cam kết triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành.
Ngoài việc bố trí đủ nhân lực có chuyên môn, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị phải thiết kế/cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn.
Đồng thời, đẩy mạnh vai trò kiểm tra, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, sinh viên, học sinh, người bệnh và người nhà.
Thông qua Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cầu thủ trưởng các đơn vị cam kết triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành.
Truyền thông, nâng cao nhận thức nhận thức, kiến thức và kỹ năng về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh; Thiết kế/cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn và bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn theo cơ cấu giá viện phí dành cho kiểm soát nhiễm khuẩn;
Bên cạnh đó bố trí đủ nhân lực có năng lực chuyên môn, đã được đào tạo và có chứng chỉ về Kiểm sát nhiễm khuẩn làm kiểm soát nhiễm khuẩn chuyên trách.
Thực hiện cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn góp phần bảo đảm cung cấp dịch vụ an toàn và chất lượng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đúng quy định.
PVBạn đang xem bài viết 80% khoa hồi sức bệnh viện không có giám sát nhiễm khuẩn tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].