8 nhân vật nổi tiếng nghĩ có thật ngoài đời hóa ra chỉ là tưởng tượng, Shakespeare hay Tôn Tử đều là hư cấu?

Lịch sử chứng kiến những thời kỳ huy hoàng nhất với những bậc vĩ nhân mà tên tuổi, cống hiện của họ còn đến tận ngày nay. Tuy nhiên, có rất nhiều tin đồn cho rằng một số nhân vật lịch sử dưới đây rất có thể chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

 Robin Hood: tên cướp trượng nghĩa

Robin Hood là tên của một tên cướp trượng nghĩa luôn chia của nhà giàu cho nhà nghèo. Huyền thoại này không những được đưa vào văn chương mà cả phim ảnh nữa. Nó phổ biến đến mức nhiều người tin rằng nhân vật này được tạo nên từ một hình mẫu anh hùng ngoài đời.

Đa phần chúng ta đều tin rằng, kẻ cắp và anh hùng không bao giờ có thể là một, nhưng hình mẫu trái tự nhiên này cho đến giờ vẫn còn nguyên sức hút.

Anarkali: số phận bi thảm khi người con gái biết yêu

Anarkali là hình mẫu được tác giả người Ân Abdul Halim Sharar tạo ra siêu phẩm sống mãi trong lòng dân Pakistan và dân Ấn Độ từ thời điểm ra mắt kéo dài đến tận xã hội hiện đại bây giờ.

Câu chuyện của Anarkali và hoàng tử Mughal Salim cùng mối tình bi thương của họ đã trở thành câu chuyện bất cứ người dân nào cũng biết và xót xa.

Dù có nhiều đồn đoán, rằng cô gái này có thật hay không, thì huyền thoại tình yêu của đôi nam nữ này vẫn kéo hàng trăm nghìn du khách đến thành phố Lahore của Pakistan mỗi năm để ghé thăm lăng mộ của cô gái này.

Chưa kể đến bộ phim kể về Anarkali công chiếu năm 1960 là một trong những bom tấn kinh điển của Bollywood mãi chưa có tác phẩm hàng khủng nào vượt qua được.

Homer: nhà thơ vĩ đại nhất thời cổ đại

Homer là tác giả người Hy Lạp nổi tiếng với hai bộ sử thi lớn Iliad và Odyssey. Thế nhưng, có điều không một ai trong lịch sử biết chính xác ngày sinh tháng đẻ, cũng như bất cứ một thông tin nào về tác giả này. Mọi thứ khác về Homer đều bị đem ra biện luận đến độ người ta nghi ngờ tự hỏi liệu Homer có tồn tại hay không?

Chưa kể, so với những tiến bộ vượt bậc về tư tưởng trong hai tác phẩm sử thi, gắn với mốc thời gian Homer sống vào cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ thứ 8 có vẻ như không đúng đắn lắm!

William Tell: tiểu lý bắn tên tại trời Âu

William Tell là hình tượng được người dân Thụy Sĩ đặc biệt tự hào. Người anh hùng dân gian chiếm vị trí đặc biệt ở trái tim những người dân Châu Âu. Ngày 18/11 hằng năm được chọn làm ngày lễ tôn vinh chuyên gia thiện xạ ấy.

Nhân vật này được cho rằng sống ở thế kỷ 14 và nổi tiếng với hành động bắn rụng quả táo trên đầu con trai của mình, ám sát một quan chức bạo ngược và đạp đổ chính quyền áp bức thời đó. Hành động này đã được người dân ca ngợi hết mực. Mô típ anh hùng này xuất hiện nhiều trong huyền thoại phương Tay bao gồm cả thần thoại Na Uy.

Tuy nhiên, chính sự quen thuộc này đã khiến người ta đặt câu hỏi về tính minh bạch của hình tượng William Tell. Hơn nữa, mọi thứ liên quan đến William Tell đều là những thước phim tái hiện thay vì văn bản lịch sử nên rất không chắc rằng anh ấy là một hình ảnh huyễn hoặc hay con người thực sự.

Betty Crocker: nàng thơ

Betty Crocker là mẫu phụ nữ gia đình được quảng cáo bởi công ty Washburn Crosby trong các chiến lược tiếp thị thực phẩm và công thức nấu ăn. Các phác thảo khuôn mặt của cô gái mặc áo đỏ và cặp mắt tràn đầy tình yêu thương, rất có nét với ngôi sao truyền hình Adelaide Hawley Cumming – biểu tượng đẹp của văn hoá Mỹ.

Mặc dù là nhân vật hư cấu, nhưng người phụ nữ này có tầm ảnh hướng đứng thứ 2 ở Mỹ, chỉ xếp sau Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt.

Jack Dawson: chàng Jack vô danh ngoài đời thật

Vào thời điểm năm 1977, khi khởi quay bộ phim Titanic, đạo diễn James Cameron cho biết rõ ràng là Jack Dawson là người không có thật, chàng Jack hào hoa phong nhã chỉ là hình tượng màn bạc đánh vào trái tim thiếu nữ thôi.

Thế nhưng nhiều năm trôi qua, người ta tìm thấy ngôi mộ với tấm bia khắc dòng chữ  “J. Dawson” đã chết trên tàu Titanic. Câu hỏi đặc ra là liệu Jack chưa bao giờ thực sự tồn tại hay “J. Dawson” vốn có liên quan ít nhiều. Bạn có thấy chữ “J” đáng để suy ngẫm không?

William Shakespeare

 William Shakespeare là người nổi tiếng với việc không nhớ chính xác cách đánh vần tên của mình. Chưa kể, có tới 6 cách ký tên khác nhau trong các tác phẩm của Shakespeare.

Một số nhà sử học đồng ý rằng, Shakespeare có thật, nhưng một bộ phận nhỏ lại cho rằng “Shakespeare” chỉ là một bút danh của nhiều tác giả. Cho đến tận ngày nay, vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh chuyện này.

Tôn Tử: nhà binh pháp lỗi lạc không có thật trên đời

Tôn Tử được biết đến là một chiến lược gia có ảnh hưởng to lớn đối với nền quân sự của Trung Hoa cổ đại. Ngày nay, nhưng di sản được cho là do ông để lại vẫn còn nguyên giá trị. Tôn Tử ghi dấu ấn khắp tứ hải bát hoang với cuốn sách chiến thuật quân sự thế kỷ thứ 5 dịch ra tên tiếng Anh là “The Art of War”.

Nhưng nghịch lý là trong khi tác phẩm vẫn chiếm vị trí như một bộ kinh thánh cho quân đội, Tôn Tử lại đã bị nghi ngờ. Bởi hậu thế phân tích rằng câu chữ, cách bày binh bố trận... vốn không hề tồn tại vào thời Tùy - cột mốc trong cuộc đời Tôn Tử.

Nhận định Binh pháp Tôn Tử là tác phẩm của nhiều tác giả và nhà chiến lược quân sự Trung Quốc vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Theo Bestie

Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính