1. Khoai lang
Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin B, C, beta-carotene, canxi giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ, buồn nôn, đau rát thượng vị…
Ngoài ra, khoai lang còn có chứa lượng chất xơ dồi dào có công dụng lớn giúp ngừa bệnh táo bón.
Ăn một lượng khoai lang vừa đủ có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách và dạ dày, thận và da.
2. Cà rốt
Bạn đã biết cà rốt là loại thực phẩm tốt và giàu dinh dưỡng cho sức khỏe. Đặc biệt chúng chứa nguồn carotene (tiền chất của vitamin A) dồi dào.
Cà rốt là loại củ đặc biệt giàu beta-carotene, vitamin K, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa, đồng thời có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Cà rốt còn có khả năng phòng cao huyết áp, ung thư, tốt cho mắt và tim mạch.
Theo y học cổ truyền, loại củ này có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ mắt, cải thiện lá lách, gan, tốt cho đường ruột và dạ dày.
3. Cải bắp
Trong rau bắp có chứa một nguồn chất xơ tốt và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, B6, folate, thiamin, canxi, sắt, magie, kali… giúp làm lành vết loét, đặc biệt là loét dạ dày, ruột, giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.
Bạn nên bổ sung rau bắp cải trong bữa ăn hàng ngày giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch và tốt cho tim mạch.
Bạn hãy lưu ý vitamin U – chất chống loét dạ dày tá tràng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì thế bạn có thể chế biến thành bắp cải luộc hoặc nước ép rau bắp cải sẽ hiệu quả hơn.
4. Khoai tây
Trong khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang nhiều lợi ích cho cơ thể như các loại vitamin C, A, B, canxi, photpho, sắt, kali, chất xơ và protein có khả năng hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, tạo điều kiện làm lành vết loét và tổn thương dạ dày.
Bên cạnh đó, khoai tây còn có khả năng kháng khuẩn giúp ức chế phát triển vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
5. Bí ngô
Bạn có biết, trong quả bí ngô có chứa một hàm lượng lớn pectin. Chất này có thể hấp thụ các vi khuẩn và chất độc hại như kim loại nặng trong cơ thể. Ngoài ra, pectin còn có thể bảo vệ dạ dày, làm giảm bớt loét dạ dày.
6. Rau mùi tây
Đây là loại rau có chứa nhiều vitamin và chất khoáng có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày.
Ngoài ra, nó còn có tính chất kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, giảm đau dạ dày và ruột, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng...
Đối với những người bị bệnh rối loại dạ dày, rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng.
7. Nha đam
Không chỉ có công dụng làm đẹp da, thanh nhiệt, kháng khuẩn mà đây còn là loại thực phẩm tốt cho dạ dày.
Nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và khoảng 200 hoạt tính sinh học giúp hạn chế tiết axit dịch vị và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Kết hợp nha đam với nghệ vàng, mật ong có thể điều trị chứng trào ngược dạ dày.
8. Lá mơ
Lá mơ có chứa các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin C, carotene, tinh dầu, protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày và tổn thương do trào ngược dạ dày gây nên. Đây được coi là cách giảm đau dạ dày tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất.
Lá mơ được biết đến như một loại rau gia vị thường được ăn kèm với các thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu…
Với khả năng thanh nhiệt, sát trùng, lá mơ giúp chữa cảm lạnh, bệnh khớp ở người già, ăn không tiêu, bí tiểu và làm lành vết thương.