1. Bạn đang chịu bạo lực
Bạo lực là một vấn đề không thể chấp nhận trong hôn nhân, bởi nó thường không dừng lại mà cứ tiếp tục tái diễn.
Theo TS. Huemer Winans, một chuyên gia tư vấn tại trung tâm Divorce Doctor, kể cả khi bạn không phải đối mặt với bạo lực vật lý thì bạo lực bằng lời nói cũng có thể gây hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng, tinh thần, và tình cảm của bạn.
Môi trường gia đình bạo lực cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách và tâm hồn của trẻ em khi chúng trưởng thành, thường dẫn đến tự ti và thiếu lòng tự trọng.
2. Bạn bị kiểm soát quá mức
Nếu vợ/chồng luôn kiểm soát bạn, hạn chế sự tự do của bạn, làm bạn cảm thấy ngột ngạt, không thoải mái, thì đó không phải là một mối quan hệ lành mạnh.
Mỗi người đều cần không gian riêng tư. Nếu bạn không được tôn trọng về không gian của mình, đó có lẽ không phải là mối quan hệ bạn nên gắn bó suốt đời
3. Cách đối xử "hai mặt"
Nếu vợ/chồng của bạn đối xử với bạn rất tốt nơi công cộng, nhưng về nhà lại lộ bản tính thô lỗ, cực cằn, hay cáu gắt với bạn, thì đó là vấn đề cần xem xét kỹ càng.
Đôi khi, đây không phải chỉ là việc muốn bảo vệ hình ảnh, mà là hành vi đang gây tổn thương đến bạn.
4. Bạn luôn cảm thấy cô đơn
Cảm giác cô đơn đôi khi là bình thường, nhưng nếu bạn luôn cảm thấy cô đơn khi ở bên người bạn đời thì đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng có vấn đề trong mối quan hệ.
Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy cô đơn hơn cả khi còn độc thân thì có lẽ bạn nên xem xét việc kết thúc mối quan hệ này.
5. Vợ chồng không còn tin tưởng nhau
Niềm tin là nền tảng quan trọng của mọi mối quan hệ. Khi niềm tin mất đi, sự hoài nghi, xung đột và căng thẳng thường xuất hiện.
Khi không còn niềm tin, bạn sẽ khó lòng tìm được sự hòa giải, và đó chính là nguyên nhân của những cuộc cãi vã không ngừng.
6. Bạn thà làm bất cứ điều gì khác thay vì dành thời gian cho vợ/chồng
Nếu bạn thường ưu tiên làm bất cứ điều gì thay vì dành thời gian cho người bạn đời của mình, đó có thể là dấu hiệu rõ ràng của trục trặc trong hôn nhân.
Cho dù bạn đơn giản là không còn muốn ở bên họ,, hoặc bạn đang chạy trốn vì lý do nào đó thì đây đều là dấu hiệu cần xem xét kỹ lưỡng.
7. Vợ chồng quá độc lập
Trong hôn nhân, hai vợ chồng không nên quá độc lập. Khi mỗi người sống cuộc sống riêng biệt mà không tương tác, mối quan hệ có thể bị lung lay và đe dọa.
8. Bạn luôn phải rụt rè khi ở cạnh vợ/chồng
Nếu bạn cảm thấy mình luôn phải thận trọng, rụt rè như đang "bước đi trên vỏ trứng" khi ở cạnh vợ/chồng mình, luôn sợ làm phải điều gì khiến họ tức giận thì đó không phải là dấu hiệu của cuộc hôn nhân lành mạnh.
Việc chấm dứt mối quan hệ có thể là cách để bạn cảm thấy thoải mái hơn và không phải sống trong sự rụt rè và căng thẳng.
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết 8 dấu hiệu cho thấy hôn nhân có vấn đề, đừng cố chịu đựng chỉ vì áp lực xã hội tại chuyên mục Hôn nhân - Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].