1. Ảo ảnh 2 góc ảnh
Nhìn vào đây bạn sẽ nghĩ hai bức ảnh có góc chụp khác nhau, nhưng thực ra hai bức ảnh này hoàn toàn giống nhau. Ảo giác này xuất hiện do bộ não của chúng ta tự "suy diễn" vì không ai lại đi ghép hai bức ảnh giống hệt cạnh nhau cả.
2. Bạn có thấy chú mèo trốn trong bức ảnh?
Chú mèo chỉ đang ngủ thôi, nhưng tình cờ nó đã "ẩn thân" một cách hoàn hảo.
3. Điện thoại mất tích
Năm 2016, một người phụ nữ Philippines đăng bức ảnh nhờ bạn bè trên mạng xã hội tìm giúp chiếc iPhone mà cô đánh rơi trên sàn và không thể tìm ra. Nhiều người cho rằng cô gái đang đùa và chẳng có gì trên sàn cả. Nhưng nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy chiếc điện thoại ở trong bức ảnh.
4. Vạch kẻ đường 3D
Bạn có thấy những khối đá lớn trôi nổi trong không trung? Chính quyền Iceland hy vọng dùng cách này để làm giảm tốc độ của các tài xế khi đi đến vạch kẻ đường.
5. Cái hồ bí ẩn
"Bạn có thấy cái hồ nào không?" - Một người dùng Imgur đã đặt câu hỏi cho bức ảnh này và nhiều người khẳng định là có. Nhưng thực tế thì chẳng có cái hồ nào ở đây cả. Chỉ có một bức tường bê tông mà thôi.
6. Báo tuyết săn mồi
Một nhiếp ảnh gia người Australia có tên Inger Vandyke đã chụp bức ảnh này. Báo tuyết quả là thiên tài trong thuật ẩn mình.
7. Ảo ảnh Jastro
Do hình dáng đặc biệt của hai miếng gỗ, người xem đã bị đánh lừa về kích thước của hai miếng gỗ. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy hai miếng gỗ lúc đầu được so sánh có vị trí khởi đầu không ngang bằng nhau, dẫn tới việc nhìn thấy một miếng dài hơn so với miếng còn lại.
8. Ảnh GIF có tiếng?
Rõ ràng những tấm ảnh động định dạng GIF không hề có âm thanh, nhưng nhiều người vẫn "nghe thấy" tiếng.
Theo The Verge, đây là một dạng ảo giác đặc biệt và là một ví dụ đặc trưng của cảm giác kèm (Synesthesia).
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 bức ảnh gây ảo giác thú vị từng khiến dân mạng tranh cãi 'nảy lửa', bạn có bị đánh lừa? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].