1. Nhân vật phản diện không dùng sản phẩm Apple
Đó là tiết lộ của Rian Johnson, đạo diễn phim Star Wars: The Last Jedi. Đây là một chi tiết thú vị không chỉ trong phim của ông mà của cả ngành điện ảnh.
Bí mật này có thể giúp khán giả nhận ra ai là kẻ xấu trong các bộ phim bom tấn. Theo đó những nhân vật phản diện trong phim không bao giờ dùng sản phẩm của Apple.
Nguyên nhân là bởi Apple chỉ chấp nhận người tốt trong phim sử dụng sản phẩm của hãng. Theo MacRumors, Apple mong muốn các sản phẩm của họ trong phim luôn xuất hiện với ánh sáng đẹp nhất cùng thông điệp tích cực.
2. Phim 3D ngày nay không gây chóng mặt như trước
Trước đây, khi làm phim 3D, các nhà sản xuất tạo ra những hình ảnh bay thẳng về phía khán giả. Bộ não con người không nhận diện được đó là hình ảnh ảo giác và sẽ cố căng mắt để xác định đó là thật hay giả. Đây là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn khi xem phim 3D.
Ngày nay, các chuyên gia tạo hiệu ứng phim sẽ chỉ dựng lên những vật thể 3D bay lướt qua rất nhanh để bộ não không có thời gian tập trung, hoặc dùng những hạt rất nhỏ (như bụi, khói, tuyết) để bộ não không tập trung nhiều vào chúng và không gây chóng mặt.
3. Trẻ nhỏ đóng phim kinh dị thường không biết nội dung phim là gì
Hầu hết những đứa bé trong phim kinh dị thường không biết rằng mình đang đóng thể loại phim gì.
Các cảnh phim thường không được quay đúng trình tự thời gian, do đó trẻ có thể hiểu điều gì đang diễn ra trong phim.
Ngoài ra phim trường cũng không hề đáng sợ bởi âm nhạc, hiệu ứng âm thanh được lồng ở hậu kỳ, còn trang phục, mặt nạ, quái vật,.. ngoài đời trông hài hước hơn là đáng sợ.
Với những cảnh quay có máu hay thực sự đáng sợ, nhà làm phim sẽ để nó như một trò chơi.
Ví dụ cậu bé Danny Lloyd trong The Shining không hề biết mình đang quay phim kinh dị. Đạo diễn Stanley Kubrick đã không nói cho cậu sự thật. Danny chỉ nghĩ đây là một phim truyền hình về gia đình sống trong khách sạn.
4. Công ty phim không làm trailer, chúng được tạo ra bởi các agency quảng cáo
Để làm một trailer 2 phút, các đạo diễn sẽ thuê những công ty chuyên biệt. Việc này giúp họ tiết kiệm kinh phí so với để người dựng phim chuyên nghiệp làm trailer.
Ngoài ra đạo diễn cũng hiểu mình không giỏi truyền thông nên cần tìm người chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
5. Tiếng gãy xương trong phim kinh dị là tiếng cà rốt và cần tây bị bẻ gãy
Âm thanh đáng sợ trong các bộ phim kinh dị thực chất có thể được tạo ra bằng những thứ... chẳng liên quan. Ví dụ tiếng gãy xương "rắc rắc" trong phim chính là cà rốt và cần tây bị bẻ gãy.
6. Diễn viên quần chúng không được nhìn vào ống kính
Nếu diễn viên quần chúng nhìn thẳng vào máy quay phim, họ có thể bị sa thải. Họ cũng không được mặc đồ màu trắng hay trang phục nổi bật để không khiến khán giả phân tâm khỏi nhân vật trung tâm trong cảnh quay.
7. Thức ăn trong phim chủ yếu là giả
Thức ăn bạn thấy trong phim rất ít khi là thật. Bạn có nhớ thức ăn tại Great Hall trong các phim Harry Potter?
Thực tế chỉ có thức ăn trong Harry Potter tập 1 là thật. Vì chúng bị hỏng quá nhanh nên nhà làm phim phải thay mới liên tục. Do đó từ những tập sau, phần lớn thức ăn xuất hiện trong phim được làm bằng xốp và nhựa.
8. Tại sao phông nền trong điện ảnh thường là màu xanh?
Để tạo hiệu ứng phim ảnh, các đạo diễn thường dùng phông nền có màu xanh lục sáng vì đây là màu mạnh và thường rất khác biệt với màu sắc đồ vật trong cảnh quay.
Nhưng không phải lúc nào nhà làm phim cũng dùng màu xanh lục. Ví dụ bạn không thể quay chú ếch xanh Kermit the Frog với phông nền xanh lục. Trong trường hợp này nhà làm phim thường dùng màu xanh lam, đây là màu phổ biến thứ 2 để làm nền tạo kỹ xảo phim.
(Theo Bright Side, Infocus Film School)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 bí mật làm phim các đạo diễn Hollywood biết nhưng khán giả thì không tại chuyên mục Giải trí của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].