1. Đeo balô
Hiện tượng xù vải có thể xuất hiện ở nhiều chất liệu quần áo khác nhau.
Một trong những lý do khiến vải bị xù có thể là do thói quen mang túi, balô hoặc mặc nhiều lớp trang phục, khiến sợi vải ma sát với nhau dẫn tới hư hỏng.
Trang phục làm bằng len, cotton, polyester và len nhân tạo thường bị xù vải. Tốt nhất bạn nên tránh đeo balô, túi xách với những trang phục này.
2. Xịt thẳng nước hoa lên trang phục
Nước hoa thường không làm ố quần áo, tuy nhiên một số thành phần trong nước hoa có thể làm phai màu vải. Để tránh điều này, bạn nên xịt nước hoa lên da, đợi cho đến khi khô rồi mới "lên đồ".
Bạn có thể làm sạch vết ố mới do nước hoa trên quần áo bằng cách giặt như bình thường. Điều quan trọng là xả sạch vết ố bằng nước lạnh trước tiên.
Để loại bỏ vết ố lâu ngày, bạn hãy trộn glycerin với nước theo tỷ lệ 1:1, thoa lên vết bẩn và để trong một giờ, sau đó giặt đồ.
3. Chỉ phân loại đồ giặt theo màu sắc
Bạn nên phân loại đồ giặt không chỉ theo màu sắc mà còn theo loại vải.
Các loại vải dày có thể làm hỏng, làm rách các loại vải mỏng hơn.
Do đó, bạn không nên giặt chung bộ khăn trải giường với đồ lót; hoặc áo phông, quần jean với áo blouse và áo sơ mi.
4. Giặt quần áo sẫm màu sai cách
Để đảm bảo quần áo sẫm màu không bị phai, tốt hơn hết bạn nên giặt ở nhiệt độ thấp và trong chu kỳ ngắn nhất.
Bạn cũng nên sử dụng nước giặt thay vì bột giặt, vì bột giặt có thể không tan hoàn toàn trong nước lạnh.
Có một mẹo khác để bảo vệ quần áo sẫm màu là lộn mặt vải trong ra ngoài trước khi giặt và phơi theo cách tương tự.
5. Ít giặt vải denim
Giặt quần áo sai cách có thể làm hỏng quần áo, nhưng bạn cũng không nên vì thế mà không giặt quần áo thường xuyên.
Ví dụ, sợi vải denim thường bị giãn ra khi mặc, làm quần jeans giãn dần theo thời gian. Giặt thường xuyên sẽ giúp ngăn tình trạng này.
Bạn có thể làm co vải denim bằng cách giặt trong nước nóng.
6. Ngâm quần áo quá lâu
Quần áo ngâm quá lâu có thể bị phai màu và mất form.
Ví dụ, đồ ren chỉ nên ngâm trong 2 - 3 phút, đồ lụa và len có thể ngâm tối đa 30 phút.
Vải cotton và các loại vải khác có thể ngâm không quá 1 giờ.
7. Dùng con lăn dính xơ vải
Mặc dù con lăn dính xơ vải có thể giúp loại bỏ xơ vải, lông, tóc dính trên trang phục dễ hơn, song chúng không hoàn toàn vô hại.
Con lăn có thể để lại chất keo dính trên vải, dẫn tới hút nhiều lông, tóc và bụi hơn. Nó cũng có thể làm phai màu quần áo.
Tốt hơn bạn nên dùng loại bàn chải làm từ chất liệu thiên nhiên thay cho con lăn dính.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 thói quen sai lầm khiến quần áo đắt tiền cũng chóng hỏng, của bền tại người là chân lý tại chuyên mục Thời trang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].