1. Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa (trans fat) là một trong những chất béo không lành mạnh nhất, không chỉ dẫn đến béo bụng mà còn làm tăng cân nặng tổng thể.
Ngoài ra, chất béo chuyển hóa ũng có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,...
Chúng có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như các các loại bánh ngọt, bánh nướng, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu, đồ ăn chế biến sẵn, bơ thực vật,...
Do đó, muốn giảm mỡ bụng, bạn cần cắt giảm những thực phẩm có hàm lượng chất béo chuyển hóa cao, và chuyển sang các thực phẩm nguyên cám giàu chất xơ và các loại rau giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất.
2. Rượu
Uống rượu cũng có thể góp phần gây mỡ bụng. Đồ uống có cồn thường được gọi là calo rỗng, nghĩa là chúng chỉ chứa calo nhưng không có chất dinh dưỡng.
Do đó nó có thể dẫn đến tích tụ mỡ nội tạng nhiều hơn và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn.
Nếu bạn là người nghiện rượu và muốn giảm mỡ bụng, bạn phải dừng ngay hoặc giảm dần dần lượng rượu tiêu thụ.
Theo CDC Mỹ, phụ nữ không nên uống quá 1 ly/ngày và nam giới là 2 ly/ngày.
3. Lối sống lười vận động
Nếu bạn không vận động hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao thì việc giảm mỡ bụng gần như là điều không thể.
Tập thể dục thường xuyên là cách giúp bạn giữ dáng, hạn chế tích mỡ bụng. Dù chỉ là đi dạo thời gian ngắn thì cũng tốt hơn không vận động.
Bạn có thể thực hiện các bài tập giảm mỡ bụng đơn giản ngay tại nhà. Đừng tập quá nặng ngay lập tức. Hãy cho cơ thể bạn một khoảng thời gian để làm quen và đảm bảo tập luyện đều đặn.
4. Thức ăn và đồ uống nhiều đường
Thói quen ăn uống của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của bạn.
Nếu tiêu thụ quá nhiều đường, bạn có nguy cơ phát triển mỡ thừa vùng bụng dẫn đến béo bụng.
Do thức ăn và đồ uống có đường, carbs tinh chế khó đốt cháy để tạo năng lượng, nên cuối cùng nó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Cách tốt nhất để hạn chế cảm giác thèm ăn đường là ăn carb lành mạnh, thực phẩm toàn phần, uống nhiều nước để có cảm giác no. Sử dụng các loại thực phẩm ít calo tốt cho vóc dáng và sức khỏe của bạn.
5. Căng thẳng và thiếu ngủ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng và lo lắng có thể tăng hormone cortisol trong cơ thể, làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn.
Khi tốc độ trao đổi chất giảm, cơ hội giảm cân hoặc mỡ bụng của bạn sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra, ngủ quá ít có thể khiến cortisol tăng đột biến và cũng làm tăng cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, gây tăng cân, đặc biệt là tăng mỡ bụng.
Do đó nếu muốn loại bỏ mỡ bụng và duy trì cân nặng hợp lý, bạn phải kiểm soát mức độ căng thẳng của mình. Ngoài ra, đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày.
6. Chế độ ăn ít chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ là điều bắt buộc khi bạn muốn loại bỏ mỡ nội tạng ở bụng và có vòng eo phẳng.
Chế độ ăn ít chất xơ khiến bạn không kiềm chế được cảm giác thèm ăn các thực phẩm giàu calo, dẫn tới ăn nhiều hơn mức cần thiết.
Bên cạnh đó, thiếu chất xơ trong cơ thể có thể dẫn đến vấn đề với hệ tiêu hóa.
7. Gene di truyền
Gene di truyền có thể quy định ngoại hình, bệnh tật và thậm chí là nguyên nhân góp phần gây ra mwox bụng.
Nghiên cứu cho thấy rằng một số gene nhất định có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng và hoạt động của leptin, một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý cân nặng và điều chỉnh sự thèm ăn.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều tương tự, nhưng di truyền có thể xác định nơi cơ thể bạn sẽ lưu trữ chất béo, làm tăng nguy cơ béo bụng.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 7 nguyên nhân hàng đầu gây mỡ bụng và giải pháp giảm mỡ bụng hiệu quả tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].